Không khí trên các diễn đàn càng gần đến thời điểm diễn ra nhật thực càng sôi nổi. Hàng nghìn bạn trẻ rủ nhau lập nhóm cùng chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.
Mặc dù TP HCM chỉ có thể quan sát độ che khuất cực đại hơn 27% trong lần nhật thực này song các bạn trẻ ở đây dường như là những người háo hức nhất. Trên diễn đàn của Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM (vietastro), hàng chục thành viên sôi nổi bàn luận. Sau nhiều ngày nhận ý kiến đóng góp, sáng mai, hơn 100 bạn trẻ cùng thành viên diễn đàn này sẽ tụ họp tại Nhà Thiếu nhi Thành phố tại số 36 Lê Quý Đôn, quận 3.
Nguyễn Anh Tuấn (thành viên vietastro) đã tìm tài liệu, hình ảnh hướng dẫn tỉ mỉ phương pháp quan sát nhật thực cho cho thành viên Câu lạc bộ. Chàng trai này cũng đã đặt mua một tấm phim mặt trời kích thước 30x30 cm từ Mỹ về để cắt nhỏ làm thủ công được 200 tấm kính. Với giá chỉ 25.000 đồng, Câu lạc bộ đã "cháy" hàng từ cách đây 2 ngày.
Trong ngày 21/7, điện thoại của Tuấn luôn trong tình trạng "busy" vì những cuộc điện thoại liên tục hỏi phương pháp quan sát nhật thực. "Mình vừa phải xạc pin điện thoại để nhận cuộc gọi của mọi người", Tuấn vui vẻ nói.
Tuyệt đối không quan sát nhật thực trực tiếp bằng mắt hoặc các phương pháp không an toàn. Ảnh: Nguyễn Tuấn. Cũng theo Tuấn, nếu không có điều kiện đến những điểm được cung cấp kính xem nhật thực, mọi người hãy tự thực hiện các phương pháp quan sát một cách an toàn. Tuyệt đối không được quan sát trực tiếp.
Còn tại Hà Nội, nhiều bạn trẻ cũng đã rủ nhau tụ họp tại Phòng Thiên văn (Khoa Vật lý - ĐH Sư phạm). Háo hức chờ đến sáng mai, Nguyễn Kim Thắng (Cao đẳng Bách Khoa) cho biết, nhóm bạn yêu thiên văn của lớp sẽ không bỏ lỡ cơ hội hiếm có này. "Tỷ lệ che phủ cực đại ở Hà Nội gần 70%, lại kéo dài nên đây là dịp thuận lợi để chiêm ngưỡng cảnh mặt trăng "ăn" mặt trời", Thắng sôi nổi nói.
Tuy nhiên, điều làm Thắng và các bạn lo lắng nhất là thời tiết Hà Nội những ngày này vào buổi sáng nhiều mây. "Nếu chỉ vì mây mà không quan sát được thì quả là đáng tiếc", Thắng cho biết.
Tại Đà Nẵng, Câu lạc bộ Thiên văn Bách khoa cũng sẽ tổ chức hướng dẫn mọi người quan sát tại bãi biển Phạm Văn Đồng.
Trong khi đó, các chuyên gia thiên văn học tiếp tục khuyến cáo, không được tùy tiện quan sát nhật thực bằng mắt hay các loại kính râm, các phim lọc sáng không dùng cho mục đích thiên văn như phim X-quang, băng video, kính hơ khói. Tuy nhiên, có thể quan sát nhật thực an toàn bằng cách sử dụng kính của thợ hàn loại số 14. Đĩa mềm máy tính không bị trầy xước đem cắt phần đĩa đen ở bên trong và chập 2 miếng lại với nhau để giảm cường độ ánh sáng của mặt trời cũng có thể dùng được để quan sát nhật thực. Song, phương pháp này không an toàn tuyệt đối.
Ngoài ra, còn có các phương pháp quan sát gián tiếp như tạo một lỗ thủng nhỏ khoảng 1 mm trên một tấm bìa cứng hoặc một miếng thiếc, cho ánh nắng xuyên qua và quan sát ảnh của mặt trời xuyên qua lỗ thủng trên tấm giấy trắng đặt ở dưới. Hoặc sử dụng chậu nước pha mực đen và đặt một miếng kính ở trong để quan sát ảnh mặt trời trong chậu nước.
Đối với những người muốn ghi lại hình ảnh của nhật thực bằng máy quay hoặc máy chụp ảnh, nên trang bị thêm kính lọc bằng thủy tinh hoặc che bớt ống kính rồi dán kính lọc bằng đĩa mềm lên trên để tránh cháy hoặc hỏng máy.
Theo ông Nguyễn Đức Phường, Hội viên Hội thiên văn vũ trụ Việt Nam, Phòng Thiên văn tại ĐH Sư phạm Hà Nội đã sẵn sàng để chào đón tất cả các bạn muốn chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này. "Phòng thiên văn có các loại phim lọc khác nhau, rất thuận lợi cho bạn nào muốn dùng máy ảnh ghi lại cảnh nhật thực", ông Phường nói.
Khoảng hơn 8h sáng mai, nhật thực lâu nhất thế kỷ sẽ diễn ra và các bạn trẻ đã hồ hởi chuẩn bị dụng cụ để không bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng hiếm có này.
Hiện tượng nhật thực diễn ra với thời gian khá lâu trên thế giới và có đi qua Việt Nam vào sáng ngày 22/7 đã thu hút sự yêu thích của rất nhiều teen.
Lên TP HCM chơi được mấy hôm nay, Nguyễn Tấn Khải (cựu học sinh lớp 9 trường THCS Phạm Hồng Thái, Pleiku, Gia Lai) còn khấp khởi niềm vui vì được tụ hội với các thành viên trong CLB Thiên văn nghiệp dư TP HCM (HAAC) để chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ.
“Đây là một hiện tượng vô cùng đặc biệt nên em không thể bỏ qua, nhất là khi được cùng xem với những người cùng chung đam mê thì lại càng là một cơ hội hiếm có”, Tấn Khải chia sẻ.
Để xem nhật thực lần này, Tấn Khải chuẩn bị cho mình một chiếc kính nhật thực 75 và máy ảnh. Khải cho biết, muốn chụp được ảnh thì phải có một kính lọc mặt trời chứ không nên dùng máy ảnh trực tiếp ghi hình khoảnh khắc nhật thực, mỗi chiếc kính lọc này có giá khoảng 65.000 đồng và được bán ở các cửa hàng chuyên cung cấp thiết bị, dụng cụ thiên văn.
Tại Hà Nội, các bạn trẻ yêu thích thiên văn cũng có dịp cùng nhau chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực. Bạn Quang Anh, học trường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: “Em tìm trên mạng thấy có cách hướng dẫn xem nhật thực đơn giản là đặt một cái gương trong chậu nước có mực đen, chiếu vào hướng mặt trời thì sẽ xem được nhật thực nên em làm theo cách đó. Sáng mai em với em trai sẽ thức dậy sớm để xem”.
Trong khi đó, các thành viên yêu thích thiên văn tại Hà Nội sẽ tập trung tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội để cùng xem và ghi lại hình ảnh nhật thực. Tại đây, sẽ có sự tham gia của các chuyên gia thuộc khoa Sư phạm Vật lý nên dù thời tiết thế nào thì tinh thần chiêm ngưỡng nhật thực vẫn luôn lên cao và hứa hẹn sẽ có nhiều khoảnh khắc đẹp.
Khá nhiều bạn trẻ ở Hải Phòng, Vinh (Nghệ An), Phú Thọ, Đồng Nai… cũng gửi thông tin đến Zing bày tỏ niềm vui và mong muốn được xem nhật thực vào ngày mai. Bạn Bùi Hoàng Khoa, chia sẻ: “Đây là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, nó lại diễn ra vào ngày sinh nhật của mình 22/7/1988 (22/7/2009), và nó lại diễn ra trong 7 phút, lâu nhất từ trước tới nay và đó là con số mình thích. Quả thật, đây là một ngày sinh nhật rất đáng nhớ và hiếm hoi nhất của mình”.
Các cách để xem nhật thực(Theo ông Phó Đức Phường, hội Thiên văn và Vũ trụ Việt Nam)
+ Dùng kính quan sát nhật thực chuyên dụng, còn không, chúng ta có thể tận dụng kính thợ hàn, ruột đĩa mềm, hay phần đen trên phim X-quang để quan sát. Nếu không có kính thợ hàn, các bạn quan sát gián tiếp theo hai cách sau:
+ Dùng một tấm bìa, khoét một lỗ tròn nhỏ. Hướng tấm bìa về phía Mặt trời sao cho ánh sáng mặt trời đi xuyên qua lỗ. Đặt một tờ giấy trắng phía dưới sao cho hình ảnh mặt trời hiện thành một khoanh tròn trên tờ giấy. Khi hiện tượng nhật thực diễn ra chúng ta sẽ thấy đĩa mặt trời bị che khuất dần trên tấm giấy trắng.
+ Đặt một chiếc gương dưới chậu nước pha mực sao cho hình ảnh Mặt trời nhìn qua gương dịu mà không chói.
Làm sao để xem được nhật thực toàn phần vào 22/7?
Chuyên gia về thiên văn và vũ trụ đưa ra một số giải pháp giúp các teen chiêm ngưỡng và ghi lại hiện tượng kỳ thú này hiệu quả nhất.
Sáng 22/7 tới, người Việt Nam cùng nhiều nước khác sẽ được chiêm ngưỡng nhật thực trong thời gian gần 7 phút, được xem là kỳ nhật thực dài nhất thế kỷ.
Để có dịp chiêm ngưỡng được kỳ nhật thực toàn phần dài như thế này tiếp theo, chúng ta phải đợi đến năm 2132.Zing news đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Đức Phường, thành viên hội Thiên văn và Vũ trụ Việt Nam về sự xuất hiện của nhật thực toàn phần và những gì nên chuẩn bị để các bạn trẻ có thể chiêm ngưỡng, chụp ảnh một cách đẹp nhất khoảnh khắc hiếm có này.
- Xin ông cho biết phát hiện về hiện tượng nhật thực sẽ diễn ra vào ngày 22/7 tới?
- Nhật thực xảy ra vào 22/7 là nhật thực toàn phần. Nhật thực toàn phần lần này sẽ được quan sát trong một dải hẹp rộng 258 km và kéo dài gần nửa vòng trái đất. Hiện tượng bắt đầu từ Ấn Độ, sau đó đến các nước Nepal, Bhutan, Myanmar và Trung Quốc, rồi tiếp tục vượt ra ngoài Thái Bình Dương.
- Nhật thực lần này sẽ diễn ra ở địa điểm nào trên thế giới?
- Địa điểm quan sát được nhật thực toàn phần cực đại nằm ở trên Thái Bình Dương với thời gian xảy ra nhật thực toàn phần cực đại là 6 phút 39 giây. Với thời gian xẩy ra cực đại như vậy thì đây sẽ là nhật thực toàn phần dài nhất trong thế kỷ 21. Để có dịp chiêm ngưỡng được kỳ nhật thực toàn phần dài như thế này tiếp theo, chúng ta phải đợi đến năm 2132.
Địa điểm đầu tiên trên thế giới quan sát được nhật thực toàn phần lúc 0017 UT (717 giờ Hà Nội) là bờ biển phía tây Ấn Độ, và địa điểm cuối cùng được chiêm ngưỡng hiện tượng này là quần đảo Polynesia trên Thái Bình Dương, vào lúc 0426 UT (1126 giờ Hà Nội).
Dải nhật thực một phần sẽ được quan sát trong một dải rộng hơn bao gồm hầu hết Đông Á và Thái Bình Dương. Thời gian quan sát được nhật thực một phần bắt đầu từ 2319 UT ngày 21/7 (tức 619 ngày 22/7 giờ Hà Nội) và kết thúc lúc 0525 UT ngày 22/7 (tức 1225 ngày 22/7 giờ Hà Nội).
- Những vùng nào ở Việt Nam xem được nhật thực?
- Hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam đều xem được nhật thực, nhưng chỉ quan sát được một phần, trong thời gian xem từ 7 giờ đến 9 giờ sáng ngày 22/7.
Địa điểm quan sát được tỷ lệ mặt trăng lớn nhất ở nước ta là Hà Giang với tỷ lệ che khuất cực đại là 75,8% vào lúc 8 giờ 11 phút. Càng về phía Nam, tỷ lệ che khuất càng nhỏ. Đà Nẵng là 46% lúc 8 giờ 15 phút 10 giây, Nha Trang là 31,4% lúc 8 giờ 17 phút 17 giây, Cần Thơ là 25,5% lúc 8 giờ 11 phút 40 giây, TP.HCM là 27,4% vào lúc 8 giờ 13 phút 4 giây…
Còn ở Hà Nội, chúng ta quan sát được tỷ lệ che khuất cực đại là 67,5% lúc 8 giờ 11 phút 50 giây. Thời điểm xảy ra nhật thực một phần ở Hà Nội lúc 7 giờ 6 phút 34 giây và kết thúc lúc 9 giờ 26 phút 10 giây.
- Theo ông, có sự khác nhau giữa việc chiêm ngưỡng nhật thực ở thành phố và nông thôn?
- Thực ra, không có sự khác nhau là bao giữa nông thôn và thành phố khi quan sát nhật thực. Việc quan sát nhật thực chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết: trời phải không mây. Ngoài ra, phải chọn một vị trí thuận tiện, không bị vật cản che khuất. Tất nhiên, nếu thời tiết tốt, quan sát ở nông thôn sẽ là lý tưởng bởi vì không gian thoáng đãng, dễ chịu, không bị khuất tầm nhìn bởi nhà cao tầng.
Những hình ảnh kỳ ảo của nhật thực- Chúng ta nên chuẩn bị những công cụ gì để xem nhật thực?
- Tuyệt đối không được quan sát trực tiếp nhật thực bằng mắt thường, và càng không được quan sát qua ống nhòm hoặc kính thiên văn khi chưa lắp bộ kính lọc chuyên dụng. Cường độ ánh sáng mặt trời khá lớn với nhiều bức xạ tử ngoại có hại, nên chỉ cần nhìn thẳng vào Mặt trời bằng mắt thường trong giây lát cũng có thể làm tổn thương đến võng mạc, thậm chí gây mù lòa vĩnh viễn.
Vì vậy, để thưởng thức hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này các bạn làm theo một số cách. Trong trường hợp có điều kiện thì mua kính quan sát nhật thực chuyên dụng, còn không, chúng ta có thể tận dụng kính thợ hàn, ruột đĩa mềm, hay phần đen trên phim X-quang để quan sát. Nếu không có kính thợ hàn, các bạn quan sát gián tiếp theo hai cách sau:
+ Dùng một tấm bìa, khoét một lỗ tròn nhỏ. Hướng tấm bìa về phía Mặt trời sao cho ánh sáng mặt trời đi xuyên qua lỗ. Đặt một tờ giấy trắng phía dưới sao cho hình ảnh mặt trời hiện thành một khoanh tròn trên tờ giấy. Khi hiện tượng nhật thực diễn ra chúng ta sẽ thấy đĩa mặt trời bị che khuất dần trên tấm giấy trắng.
+ Đặt một chiếc gương dưới chậu nước pha mực sao cho hình ảnh Mặt trời nhìn qua gương dịu mà không chói.
- Để xem một cách tốt nhất thì theo ông nên lựa chọn địa điểm như thế nào?
- Ở thành phố nên chọn một không gian rộng rãi, thoải mái như sân vận động, bãi bóng. Vì thời gian bắt đầu xảy ra nhật thực một phần ở Hà Nội lúc hơn 7 giờ sáng nên chúng ta phải chú ý chọn một vị trí cao, không bị che khuất bởi nhà cao tầng vì lúc đó mặt trời vẫn ở lưng chừng.
- Xung quanh nhật thực toàn phần, liệu có hiện tượng gì đặc biệt xảy ra kèm theo không, thưa ông?
- Không có hiện tượng gì xảy ra kèm theo nhật thực toàn phần, nhưng đối với các nhà khoa học đây là một cơ hội đặc biệt. Vì qua hiện tượng nhật thực toàn phần, các nhà khoa học có cơ hội nghiên cứu lớp khí quyển (sắc cầu) của Mặt trời mà bình thường rất khó quan sát và nghiên cứu. Ngoài ra, đối với các nhà vật lý lý thuyết, nhật thực toàn phần, nhất là nhật thực toàn phần kéo dài hiếm có như lần này, đây là cơ hội để kiểm tra những tính chất của lý thuyết tương đối rộng của Einstein. Mặt khác, một số nhà thiên văn nảy ra ý tưởng tìm kiếm những thiên thể nhỏ gần Mặt trời, bên trong quỹ đạo của sao Thủy. Đài quan sát không gian SOHO đã phát hiện ra một số sao chổi trong quá trình tiến sát Mặt trời.
Đối với hiện tượng nguyệt thực, ý nghĩa khoa học nhất là nó mang lại là nghiên cứu bầu khí quyển của Trái đất thông qua hiện tượng khúc xạ ánh sáng Mặt trời. Nhờ hiện tượng này mà mỗi lần xảy ra nguyệt thực toàn phần chúng ta nhìn thấy mặt trăng có màu nâu đỏ chứ không phải là tối hoàn toàn.
Tuyệt đối không được quan sát trực tiếp nhật thực bằng mắt thường, và càng không được quan sát qua ống nhòm hoặc kính thiên văn khi chưa lắp bộ kính lọc chuyên dụng.- Nhiều bạn trẻ muốn chụp ảnh, quay phim lại những khoảnh khắc hiếm có này, vậy nên sử dụng phương tiện như thế nào để lưu lại hình ảnh này?
- Thứ nhất, các bạn phải là một tay thợ săn ảnh giỏi. Tất nhiên, điều không thể thiếu là chiếc máy ảnh có độ zoom tương đối nhưng phải được lắp bộ lọc chuyên dụng cho quan sát Mặt trời. Hoặc các bạn có thể lắp máy ảnh qua kính thiên văn loại nhỏ, kèm theo đó là bộ lọc chuyên dụng.
Nếu không có bộ lọc, các bạn có thể hướng kính thiên văn về phía Mặt trời, sau đó chiếu hình ảnh thu được lên một tờ giấy hoặc màn hình trắng phía sau. Toàn bộ quá trình xảy ra nhật thực sẽ được quan sát trên màn chiếu.
Thời điểm diễn quan sát nhật thực cực đại tại một số tỉnh thành ở Việt Nam:Hà Giang: 8 giờ 11 phút.
Đà Nẵng: 8 giờ 15 phút 10 giây
Nha Trang: 8 giờ 17 phút 17 giây
Cần Thơ: 8 giờ 11 phút 40 giây
TP HCM: 8 giờ 13 phút 4 giây
Hà Nội: 7 giờ 6 phút 34 giây và kết thúc lúc 9 giờ 26 phút 10 giây.