Phó thủ tướng: ‘Việt Nam không lệ thuộc nền kinh tế bất cứ nước nào’Bà Phạm Chi Lan: Giảm phụ thuộc kinh tế để đề phòng TQ "chơi xấu"Hàng loạt doanh nghiệp Nhật đang rời bỏ Trung Quốc
Thủ tục pháp lý không đơn giản
Nếu theo đúng kế hoạch mà đại gia Phạm Ngọc Lâm - Chủ tịch HĐQT CTCP Đức Khải - công bố với báo giới thì đầu năm 2015, 100 con tàu đánh cá có công suất từ 500 đến 1.500 mã lực sản xuất tại các nước hàng đầu về công nghiệp đóng tàu và đánh bắt như Hàn Quốc, Nhật, Úc cùng 2 máy bay trực thăng, 2 ụ nổi với sức chứa 5.000 tấn/ụ… do Công ty Đức Khải mua về sẽ chính thức tiến ra ngư trường, sát cánh cùng ngư dân khai thác thủy hải sản trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Đây có lẽ là niềm vui lớn với ngư dân, còn dư luận nhiều không ít người thấy mừng khi lần đầu tiên có một doanh nghiệp dám đầu tư số tiền hàng nghìn tỷ đồng nhằm xây dựng một đội tàu thuyền, công cụ hỗ trợ trực thăng, ụ nổi ra khơi cùng ngư dân.
Tuyên bố của người đứng đầu Công ty Đức Khải càng có ý nghĩa hơn sau khi Trung Quốc có hành động hạ đặt giàn khoan 981 trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền kinh tế của Việt Nam.
Đây là 45 con tàu đầu tiên (trong số 100 tàu) đã được Công ty Đức Khải mua từ Hàn Quốc sẽ về Việt Nam vào cuối tháng 8 tới. |
Chuyên gia Bùi Kiến Thành: Trung Quốc đang lo sợ điều gì? 30/05/14 07:06(GDVN) - Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, điều Trung Quốc lo lắng chính là dư luận thế giới, Trung Quốc lo sợ sự quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.
Cùng một lúc bỏ ra số tiền lớn đầu tư đội tàu thuyền và công cụ hỗ trợ nhằm ra khơi đánh bắt thủy hải sản đứng về khía cạnh kinh tế, chắc chắn doanh nghiệp sẽ lỗ. Cụ thể lượng thủy hải sản khai thác bị ảnh hưởng vì tàu Trung Quốc luôn sẽ có hành động gây hấn. Doanh nghiệp phải bỏ ra số tiền lớn để bù chi phí, nhân công…
Bên cạnh đó, Giám đốc điều hành một công ty du lịch có dịch vụ hàng không (xin được giấu tên) cho biết, để làm thủ tục sở hữu một chiếc máy bay dưới dạng doanh nghiệp tư nhân, cá nhân không dễ.
Nêu những quy định cũng như những bước trong quy trình đăng ký sở hữu máy bay, vị này cho biết: Trước hết, để sở hữu máy bay, Công ty Đức Khải phải làm thủ tục đăng ký quốc tịch cho máy bay. Doanh nghiệp phải gửi hồ sơ bao gồm nguồn gốc máy bay, giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu máy bay, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam, lệ phí đi kèm quá trình đăng ký…
Bộ Giao thông Vận tải sẽ là đơn vị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay, mọi trình tự, thủ tục đăng ký, xóa đăng ký quốc tịch Việt Nam của tàu bay do Chính phủ quy định.
Tiếp theo, để đưa 2 chiếc trực thăng vào hoạt động, Công ty Đức Khải phải xin giấy cấp chứng nhận đủ điều kiện bay, giấy phân loại công nhận thiết kế tàu bay, giấy chứng nhận khai thác tàu bay… Bên cạnh đó là các yếu tố về con người như tổ lái, thành viên tổ lái, các điều kiện về bảo vệ môi trường với tàu bay và động cơ tàu bay.
Tương tự với tàu bay, thủ tục đăng ký sở hữu tàu biển cũng trải qua nhiều bước riêng việc “đăng ký tàu biển quốc gia” của Việt Nam, người đăng ký phải đưa nội dung như tên tàu, tên chủ tàu và nơi chủ tàu đặt trụ sở, hô hiệu quốc tế; loại tàu và mục đích sử dụng; Sổ đăng ký; thời điểm đăng ký; Nơi đóng tàu, xưởng đóng tàu và thời điểm đóng tàu; Các đặc tính kỹ thuật của tàu…
Tiếp đó, để được khai thác hoạt động các tàu phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn hàng hải, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường theo quy định. Nên nhớ các con tàu được Công ty Đức Khải mua là những con tàu đã qua sử dụng.
Cùng với đó, đơn vị chủ tàu phải có đội ngũ thuyền trưởng, thuyền viên, kỹ thuật viên vận hành tàu đủ các tiêu chuẩn theo quy định.
Như vậy có thể thấy không phải ngay lập tức Công ty Đức Khải có thể cùng lúc vừa làm thủ tục vừa xây dựng đội ngũ con người đáp ứng đủ và khai thác trọn vẹn đội tàu thủy khủng cùng hai chiếc trực thăng hỗ trợ như dự tính. Và có lẽ đầu năm 2015 là cái đích khó đạt được của Đức Khải
Chiêu quảng bá thương hiệu?
Trước khi ông Phạm Ngọc Lâm – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đức Khải công bố với báo giới thông tin về kế hoạch mua sắm đình đám của mình có lẽ dư luận hay người trong nghề cũng chỉ biết đây là doanh nghiệp chuyên kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu… Nói như vậy để thấy được hiệu ứng truyền thông sau tuyên bố của ông Lâm về dự định của Công ty Đức khải.
Cũng cần khẳng định ý tưởng sắm trực thăng, tàu thủy ra Hoàng Sa đánh của của Công ty Đức khải thể hiện tấm lòng, trách nhiệm của một doanh nhân yêu nước. Tuy nhiên dư luận đâu đó đặt hoài nghi về sự mong manh của dự án này, cùng với đó là nghi ngại đây chỉ một cách nhằm quảng bá thương hiệu?.
Điều dư luận và truyền thông biến đến hiện nay vẫn chỉ là kế hoạch chung chung rằng đầu năm 2015 sẽ có 100 tàu thủy trọng tải lớn, hiện đại cùng 2 trực thăng, 2 ụ nổi hỗ trợ cho đoàn tàu của Công ty Đức Khải ra ngư trường Hoàng Sa đánh bắt cá.
Thông tin con số 45 con tàu đã được đặt mua tại Hàn Quốc và sẽ được đưa về vào tháng 8, hay 55 con tàu còn lại được đặt tại Nhật, Úc… tất cả phải chờ đến thời điểm vị đại gia này tuyên bố trước dư luận mới biết thực sự kế hoạch có khả thi hay không?