Chuyện shock 2013-05-30 03:20:02

Dốt cũng chết, giỏi càng chết


[size=7]Con học cao: Bố mẹ càng kiệt quệ[/size]
 
[justify]"Kiệt quệ rồi chú ơi. Ở cái làng này, 95% gia đình đều phải nợ nần mỗi khi cần đến tiền”, nông dân ở thôn 9 xã Bồ Đề (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) than thở với phóng viên.[/justify]
[justify] [/justify]

 
[justify]Dốt cũng chết, giỏi càng chết
Mỗi một nhân khẩu ở xã Bồ Đề (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) được chia 1,7 sào ruộng. Nhà nhiều thì một mẫu, còn lại chỉ dăm ba sào. Bồ Đề thuần nông, đang xây dựng nông thôn mới rất quyết liệt. Khí thế, hồ hởi, nhưng đi sâu vào đời sống từng thôn, từng nhà, khó khăn không phơi bày trước mắt mà cứ âm thầm đeo đẳng, không tài nào dứt ra được.

Căn nhà của gia đình ông Trần Văn Chương và bà Nguyễn Thị Lập ở thôn 9 xã Bồ Đề được xây từ năm 1997. Vậy mà gần 20 năm trời rồi gia đình ông vẫn không trát nổi xi măng.

Trong nhà, chỉ có duy nhất chiếc ti vi là có giá, xe máy đã hỏng hóc, vất thành đống sắt vụn ở bờ ao. Ông Chương than rằng, cơ sự ấy đều do việc cố nuôi con cái học hành mà ra cả.
Vợ chồng ông có ba đứa con. Người dân thôn 9 gọi chệch tên ông từ Chương thành Chữ, là bởi vì con cái, đứa nào cũng học cao, cũng đậu trường này trường nọ. Cũng vì thế mà nhà ông nợ nần nhiều nhất làng.

Đứa con gái đầu của ông bà tên là Trần Thị Hoa, học Cao đẳng kế toán ra trường ba năm nay vẫn chưa xin được việc. Dạo nó đi học, ông bà vay vốn sinh viên, mỗi năm 8 triệu đồng, cộng thêm tiền bố mẹ bù vào vừa đủ.

Ra trường, cứ ngỡ là xin được việc làm rồi phụ bố mẹ trả bớt nợ nần, nhưng nộp đơn vào đâu người ta cũng đòi tiền bôi trơn, chạy chọt. Cái khoản ấy thì ông bà chịu. Nuôi được nó học đã vã mồ hôi rồi, cái ăn còn phải tùng tiệm huống hồ là tích cóp để chạy việc cho con.

Đến cái Hường, nó học trường y vì nghe nói học y ra dễ xin việc hơn ngành kế toán. Nhưng rồi cũng như chị nó, bươn chải ở thành phố thì không có điều kiện, về quê xin việc thì chẳng nơi nào nhận vì hồ sơ không có phong bì đi kèm. Sức vóc cũng không đủ để làm ruộng, thế là nó lấy chồng khi chỉ mới 22 tuổi, để lại cho bố mẹ tấm bằng với cục nợ không biết đến bao giờ trả nổi.

Căn nhà ông Chương xây từ năm 1997 đến nay vẫn chưa trát nổi

Hai đứa con gái học xong, gia đình ông bà nợ đúng 50 triệu đồng, nguồn vốn vay sinh viên và vay lãi bên ngoài. “Bây giờ chẳng đứa nào có việc cả. Nợ thì phải trả, nhưng biết lấy gì mà trả đây hả chú. Mà tôi cay cú lắm. Nói không phải khoe chứ chúng nó học giỏi, nộp đơn vào mấy chỗ không được nhận, cứ tưởng là bọn nó không giỏi bằng người ta, hóa ra không phải. Họ vòi tiền, lại còn ngoài bằng cấp còn đòi hỏi thổ tả gì đấy không biết. Chú bảo tôi phải làm thế nào?". Ông Chương hỏi tôi như thế. Mà có lẽ câu hỏi ấy ông cũng đã hỏi nhiều người rồi, chẳng ai trả lời được cả.

Gia đình ông làm tới 1,2 mẫu ruộng. Mỗi vụ thu hoạch hơn 2 tấn thóc. Nghe thì nhiều, nhưng ở nơi làm càng nhiều lỗ càng nặng này thì ruộng không phải là cứu cánh. Cuộc sống gia đình ông bà dựa vào làm thuê. Vất vả lắm. Bởi vì ở làng quê bây giờ người làm thuê nhiều hơn việc.

Ông Chương đi làm làm thợ xây, mỗi tháng trừ đi chi phí xăng xe, cơm ăn được gần 2 triệu đồng. Bà Lập đi phun thuốc trừ sâu thuê cho người ta. Cứ phun được một bình thì được trả 20 ngàn. Ngày cố gắng lắm cũng phun được tầm 4 bình. Bà vốn sức khỏe yếu, cũng biết làm nghề phun thuốc thuê là độc lắm, ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều lắm, nhưng không làm không được. Không có ăn còn dắt dúm qua ngày chứ không có tiền trả lãi ngân hàng thì không ổn. Còng lưng kiệt sức, ráo mồ hôi là hết tiền dù họ chẳng tiêu pha gì cả.

Hai đứa con đầu học cao chỉ tổ đổ nợ lên đầu bố mẹ. Những tưởng ông bà đã chừa hẳn chuyện đầu tư cho con cái học hành. Nhưng khi thằng út cầm giấy báo đậu đại học về khoe, cả gia đình nhìn nhau lo lắng. Không cho con đi học thì không đành, lo thì lo nhưng cuối cùng rồi cũng phải chạy vạy đủ để nó nhập trường. Nợ cũ chưa trả hết lại vay nợ mới.

Ông Chương tính rằng: Mỗi tháng “nộp” cho nó 3 triệu đồng. Nó học những 4 năm, vị chi là hơn trăm triệu chứ đâu có đùa. Chỉ cần ông hoặc bà ốm một trận thì không biết nó có theo học nổi không. Đấy là chưa kể việc học xong rồi sẽ làm gì? Có kiếm được việc làm không hay lại thất nghiệp như hai chị nó.

Ông Chương, bà Lập mơ rằng, phải chi gia đình được cái sổ hộ nghèo thì đỡ đi được vài phần. Nhưng mơ ước ấy cũng bị dập tắt từ năm ngoái. Đó là khi bà mẹ ông Chương mất, người ta không cho nhà ông nghèo nữa, vì trong gia đình đã bớt đi một người đau ốm, bớt đi một miệng ăn, một người mất sức lao động. Nuôi con ăn học đã quá sức của hai ông bà, đến đợt đóng góp để làm đường nông thôn vừa rồi thì gia đình quỵ hẳn. Có thứ gì là bán hết. Bán được ba cây xoan 4 triệu đồng, bán thêm mấy tạ thóc cũng không đủ để đóng góp. Thế là lại phải đi vay ngân hàng.
[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)