Họ không phải là những cô gái hư hỏng, ngược lại còn học hành tử tế và có công việc ổn định, có người tuy thuộc thế hệ 8X và cũng khá thành đạt.
Ảnh minh họa
Nhưng khác với những người bạn “bình thường” khác, cuộc sống của họ lại có những giây phút “nổi loạn”, khác hẳn với vẻ ngoài và bản chất của “con gái ngoan”.
“Nổi loạn” không có nghĩa là dân chơi
Đi sàn, bay lắc, bia rượu, thuốc lá, chat sex, tình 1 đêm… giờ không còn là hành vi để nhận biết dân chơi như trước đây, và càng không thể xảy ra với những cô gái ngoan thì hiện nay cũng đã trở nên hết sức bình thường khi các nàng nổi loạn.
Điểm khác biệt duy nhất của những cô nàng nổi loạn này là họ biết “che dấu” khi tần suất chơi bời không thường xuyên và khá kín đáo. Hơn ai hết họ luôn nhận thức được rằng, đó chỉ là những “gia vị” để họ nếm trải cảm giác phiêu khi muốn “khám phá” hay thay đổi hương vị cuộc sống, chứ không bao giờ họ chấp nhận đánh đổi những gì mình đang có để trượt dốc dài dẫn đến bê tha.
Có lẽ không ai ngờ một viên chức như Hương thỉnh thoảng cũng chat sex và có một vài cuộc tình “tình 1 đêm”, hay như Thu- nhân viên văn phòng mỗi tháng cũng đi bay để “thay đổi không khí”. Khi “nổi loạn” họ chơi hết mình, nhưng khi đã trở về với quĩ đạo của cuộc sống thường nhật họ vẫn là những cô gái bình thường, vẫn sống và làm việc như không hề bị chi phối hay ảnh hưởng bởi những cuộc chơi.
Ai cũng có lý do của riêng mình
“Tôi cũng là một người bình thường, những lúc chán nản, mệt mỏi tôi cũng cần được giải tỏa và cách giải tỏa của tôi khác người một chút. Nhưng tôi lại thấy không có gì là quá ghê ghớm khi tôi vẫn có thể trở lại cuộc sống bình thường”, Phương- một cô nàng “nổi loạn” khác thẳng thắn.
Và cũng có những người như Minh khi tỏ ra bất cần “ai thích đánh giá thế nào thì tùy, tôi có thể hư nhưng không hỏng, tôi chẳng làm gì gây hậu quả cho tôi hay cho ai, cuộc sống của tôi do tôi quyết định”.
Thực chất có rất nhiều bạn trẻ “nổi loạn” do mất thăng bằng trong cuộc sống. Nguyên nhân đưa đẩy họ đến với những hành vi bất thường này cũng như biết bao những lí do hết sức “đời”: thất tình, thất nghiệp, gia đình không hạnh phúc, căng thẳng trong công việc…Thay bằng hướng tới những điều tích cực thì họ lại bế tắc khi lấy lại thăng bằng và sự thật là cũng có rất nhiều cô nàng chỉ viện vào đấy như một cái cớ cho sự “nổi loạn” của mình.
Ai cũng có lý do của riêng mình và gốc rễ của vấn đề có lẽ chỉ có bản thân người trong cuộc mới thấu hiểu. Không ai có thể tránh được những giây phút mất thăng bằng trong cuộc sống. Có thể những hành vi “nổi loạn” của bạn không gây “hậu quả” tức thì, nhưng những gì ở phía trước chẳng ai tường tỏ. Vậy tại sao chúng ta không chọn cho mình một cách giải tỏa an toàn và lành mạnh hơn để sau đó không phải đối mặt với những di chứng của “nổi loạn”?