[justify]Đến chính Eric Schmidt, CEO của hãng cũng phải thừa nhận: "Chúng tôi hầu như biết rõ bạn là ai, bạn quan tâm đến điều gì và ai là bạn bè của bạn". Trong một cuộc phỏng vấn khác ông này thậm chí còn tưởng tượng ra một thế giới rằng các bạn trẻ sẽ thay đổi tên của họ khi đến tuổi trưởng thành để xóa bỏ đi "quá khứ online" không mấy vẻ vang của mình, dĩ nhiên Eric chỉ nói đùa.[/justify]
[justify]Tuy nhiên, mới đây chính phủ Đức đã thông báo họ phát hiện các xe Street View của Google không chỉ chụp ảnh mà còn thu thập thông tin từ các mạng không dây của khách hàng, đồng thời là các dữ liệu được truyền tải từ các mạng không dây ấy - đôi khi là các mật khẩu. Gã khổng lồ vẫn kiên trì cho biết các thông tin đó được thu thập một cách vô tình và hãng vẫn luôn đấu tranh bảo vệ cho quyền riêng tư của người sử dụng. Tuy nhiên với các thông tin như vậy, nếu chẳng may chúng bị rò rỉ, hẳn sẽ tạo nên những sự xáo trộn rất lớn.[/justify]
[justify]
Thử tưởng tượng, bạn up ảnh lên Facebook vào một ngày nào đó mà nó không chỉ được hiển thị với bạn bè của mình, bạn mua sắm trên các trang web bán hàng trực tuyến, bạn kiểm tra email và tải về các phần mềm miễn phí hay có phí và chấp nhận các điều khoản kèm theo mà không hề đọc qua lấy một lần… Câu hỏi đặt ra là phải chăng với Google bạn cũng "bất cẩn" như vậy?[/justify]
[justify]
Theo Marc Rotenberg, giám đốc điều hành Trung tâm thông tin điện tử cá nhân (EPIC), Google "quyết định" các trang web. Công ty với công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới, dịch vụ email đứng thứ 3 toàn cầu, tốc độ phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực hệ điều hành với Android và sự phổ biến ngày càng rộng rãi của trình duyệt Chrome. Có thể nói Google là có "ý nghĩa" nhất với người dùng Internet. Đó là chưa kể đến các loại bản đồ mà hãng cung cấp đang xuất hiện ở khắp mọi nơi thậm chí ngay cả trên đối thủ iPhone của Apple.[/justify]
[justify]
Rebecca Jeschke, giám đốc quan hệ truyền thông của Electronic Frontier Foundation nói thêm rằng Google truy cập vào một lượng thông tin khổng lồ và hết sức cá nhân của người dùng mà không một trang web nào so sánh được, kể cả Facebook: "Bạn đã tìm kiếm điều gì ngày hôm nay, hôm qua, tuần trước hay thậm chí là cả nhiều năm trước đó… tất cả đều được Google lưu trữ lại. Bạn đang cô đơn và muốn tìm bạn đời, một món quà cho người thân… đều không "qua mắt" nổi Google.[/justify]
[justify]
Hãng cũng đã phải đối mặt với kiện tụng và những hình phạt cho việc xâm phạm thông tin cá nhân của khách hàng. Như trong vụ Street View, Áo và Hy Lạp đã áp dụng hình phạt với Google, 14 quốc gia và các khu vực khác cũng đã mở các cuộc điều tra để cảnh báo. Còn tại Nhật Bản, camera gắn trên xe phải hạ xuống mức thấp hơn hàng rào quanh nhà của người dân.[/justify]
[justify]
Google từ lâu đã cho biết hãng sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cả về mặt luật pháp cũng như công nghệ để bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng. Hãng cũng cung cấp cho người dùng trang web www.dataliberation.org giúp xóa bỏ mọi thông tin cá nhân khi sử dụng các dịch vụ của Google. Đồng thời, Google là một thành viên của tổ chức Digital Due Process nhằm mục tiêu xây dựng một cộng đồng điện tử và bảo vệ quyền cá nhân của người sử dụng internet.[/justify]
[justify]Tuy nhiên, trong khi giống như Yahoo, Google phải tuân thủ các điều luật ngăn chặn việc truyền tải thông tin từ email cho một bên thứ ba thì việc bảo vệ những thông tin này khi nó được lưu trữ trên các máy chủ như Gmail, các mạng xã hội, hay thông tin liên quan đến vị trí của bạn… lại không được đảm bảo hoàn toàn.[/justify]
[justify]
Google tuân theo các quy tắc về bảo mật đối với từng quốc gia mà hãng hoạt động. Vậy nên mới có những sự chênh lệch về quyền riêng tư của người dân ở các nước Châu Âu so với Mỹ - nơi điều luật này có vẻ bị nới lỏng hơn. Tuy nhiên, ở đâu cũng thế, theo sau các hãng như Yahoo, Microsoft hay Facebook, Google sẽ không bao giờ tự trói tay của mình khi các đối thủ khác đang kiếm tiền từ thông tin của người dân.[/justify]
[justify]Jim Dempsey, phó chủ tịch của Center for Democracy and Technology nói rằng: "Google đấu tranh cho quyền riêng tư của khách hàng nhưng đồng thời cũng sẽ đấu tranh cho quyền lợi của chính mình. Hãng sẽ chỉ tuân thủ các giới hạn khi các đối thủ cũng tuân theo như thế".[/justify]
[justify]Với các chính sách bảo mật hiện tại của hãng, nhiều nhà quan sát cho rằng như thế là không đủ. Điểm chung của các chỉ trích này là thời gian lưu trữ thông tin cá nhân là quá dài. Giải thích cho điều đó, đại diện của hãng cho biết những lưu trữ ấy sẽ khiến cho kết quả tìm kiếm trở nên chính xác hơn và góp phần ngăn chặn các trang spam web.[/justify]
[justify]Mặc dù không có ý định thay đổi chính sách bảo mật của mình, Google cũng cam kết sẽ khiến nó trở nên minh bạch hơn. Đầu tháng 9 này hãng đã bỏ một loạt các điều khoản không cần thiết và áp dụng chung một chính sách bảo mật cho các dịch vụ như Gmail, Google Talk, Calendar và Docs. Nó cũng bỏ các thuật ngữ pháp lý và bổ sung thêm nhiều câu hỏi thường gặp cho người dùng.[/justify]
[justify]Hãng cũng cung cấp mục quản lý thông tin của khách hàng ở địa chỉ https://www.google.com/dashboard để giúp người dùng kiểm soát các thông tin đang được lưu trữ bởi máy chủ của hãng như số email ( kể cả thư rác), địa chỉ liên hệ của bạn bè…[/justify]
[justify]Dĩ nhiên, không chỉ có Google là người duy nhất đang thu thập thông tin của cả thế giới, Facebook cũng có thể coi là một trong các trang web sở hữu nhiều thông tin cá nhân nhất và chuyển chúng cho các công ty quảng cáo.[/justify]
[justify]
Google không muốn và không chịu chia sẻ thông tin với chính phủ. Hãng cũng đã có những cuộc chiến với yêu cầu của Mỹ về việc kiểm soát thông tin người dùng. Đáng chú ý nhất, trong năm 2006, khi bị đòi hỏi 1 triệu dữ liệu tìm kiếm từ Bộ tư pháp Mỹ, hãng đã kiên quyết từ chôi và cuối cùng chỉ chấp nhận đưa ra một con số khiêm tốn hơn là 50.000 URL.[/justify]
[justify]
Việc phát hiện Street View thu thập dữ liệu Wifi cũng cho thấy Google không bắt tay với chính quyền. Cũng có nhiều chuyên gia cho hay: "không có lý do gì để nghĩ rằng Google đang nói dối khi họ cho biết chỉ thu thập thông tin một cách vô tình".[/justify]
[justify]Tuy nhiên, bài học rút ra ở đây là người sử dụng vẫn không có được sự riêng tư tuyệt đối của mình như một điều hiển nhiên. Và Google hay các nhà cung cấp dịch vụ khác như Yahoo, Facebook, hay Microsoft vẫn có thể tiết lộ nó cho một bên thứ 3 vào một ngày xấu trời. 3bathing3[/justify]