Hậu thế thường hoàn mỹ hóa những vị anh hùng lừng lẫy thời Tam Quốc như Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, Khương Duy… Nhưng tác giả Thập Nhất Đóa trên tạp chí “Đông phương dưỡng sinh” lại tiết lộ những khuyết điểm trong cơ thể họ.
Bắt bệnh cho Lã Bố
Lã Bố được mệnh danh là mãnh tướng thời Tam Quốc. Vốn tự mãn với sức mạnh vô song của mình, lại cậy nhờ ngựa Xích Thố và cây phương thiên họa kích nên trong trận quyết chiến tại Hà Bì năm 198, dù Trần Cung khuyên Lã Bố mang quân ra đón đầu chặn đánh Tào Tháo nhưng mãnh tướng họ Lã không chịu nghe theo. Kết cục, trong lúc thiếp đi trên ghế tại lầu Bạch Môn, Lã Bố đã bị thuộc hạ phản bội trói lại nộp cho Tào Tháo. Từ đó, thời kỳ cực thịnh của các võ tướng Tam Quốc lụi dần, nhường bước cho những trí tướng đa mưu nổi lên làm chủ thiên hạ.
Tạo hình Lã Bố.
Theo tác giả Thập Nhất Đóa, cơn buồn ngủ của Lã Bố khi ấy chính là biểu hiện của chứng hypersomnia – ngủ lịm. Có hai nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này, ấy là do lượng đường trong máu thấp và tỳ khốn (ý chỉ lá lách có vấn đề). Cả hai lý do đều xuất phát từ chế độ ăn uống.
Lã Bố thường chinh chiến trận mạc, rất có thể thời gian nghỉ ngơi không đầy đủ, thậm chí cơm nước không đảm bảo. Do vậy, tác giả này nhấn mạnh, dù là anh hùng mãnh tướng cũng nên chú ý tới lượng đường trong máu và lá lách của mình, một khi chế độ dinh dưỡng không tốt sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Chứng đau đầu của gian hùng Tào Tháo
Chứng đau đầu của gian hùng Tào Tháo
Hậu thế có những đánh giá nhiều chiều về tài năng lẫn phẩm cách của Tào Tháo. “Trị thế chi năng thần, loạn thế chi gian hùng” (đời trị là năng thần, đời loạn là gian hùng) được xem là lời bình có cánh nhất dành cho ông ta. Từ thời làm thừa tướng, gian hùng họ Tào đã luôn miệng ca thán về chứng đau đầu liên miên của mình. Cho tới cuối đời, bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng.
Dù danh y Hoa Đà đã hiến kế khoan sọ để trị bệnh, nhưng vốn tính đa nghi, Tào Tháo không chịu thuận theo, thậm chí sai người tống danh y vào ngục.
Gian hùng Tào Tháo.
Tác giả Thấp Nhật Đóa cho rằng, bệnh đau đầu của Tào Tháo thực chất là chứng rối loạn thần kinh. Chứng bệnh này xuất hiện từ khi triều đình loạn lạc. Khi âm mưu giết hại Đổng Trác bất thành, rồi những ức chế, căng thẳng lâu ngày trong chuyện tranh hùng, hay những lần nổi đóa vì bị phản bội… đều khiến Tào Tháo rơi vào trạng thái căng thẳng thần kinh tột độ.
Chứng “khổng lồ” của Lưu Bị
Lưu Bị.
Trong “Tam Quốc chí tiên chủ truyện” có mô tả kỹ lưỡng về dung mạo của vị anh hùng Lưu Bị: thân cao bảy thước rưỡi, tay dài quá gối, tai dài quá vai. Trong con mắt của cổ nhân, Lưu Bị có dáng người cao lớn, tướng mạo dị thường.
Nhưng thực tế, tướng mạo ấy lại là biểu hiện của hội chứng Acromegaly. Theo y học hiện đại, đây là chứng cực to hay còn gọi là chứng khổng lồ, khiến da dày, bàn tay, bàn chân to quá khổ, gương mặt biến dạng và các bộ phận khác phát triển một cách bất thường.
Quan Vũ mặt đỏ cũng vì bệnh tật
Quan Vũ mặt đỏ cũng vì bệnh tật
Quan Vân Trường.
Được mệnh danh là vị trung tướng mặt đỏ râu dài, Quan Vân Trường luôn khiến hậu thế không ngớt thắc mắc về nước da đỏ hoắm kỳ lạ của mình. Đã có rất nhiều giai thoại thú vị về chuyện Quan Vũ mặt đỏ phừng phừng, nhưng theo tác giả của “Đông phương dưỡng sinh”, sắc da đặc trưng ấy của Quan Vân Trường cho thấy ông không phải là người hoàn toàn khỏe mạnh.
Theo đông y, mặt đỏ phừng phừng như vị tướng võ nghệ siêu quần này là hiện tượng của chứng quá mẫn cảm. Khi gặp thời tiết nóng, lạnh, làn da sẽ bị phản ứng quá độ. Mao mạch huyết quản trên mặt sau khi bị kích ứng sẽ nhanh chóng nở phồng, nếu tuần hoàn máu lúc này không tốt, da sẽ tự dưng ửng đỏ và nóng bừng.
Trương Phi mở mắt trừng trừng vì chứng cường giáp
Trương Phi mở mắt trừng trừng vì chứng cường giáp
Trương Phi với đôi mắt trừng trừng có lửa.
Thói quen ngủ không nhắm mắt của vị anh hùng Trương Phi vẫn là một bí ẩn với hậu thế.
Theo tác giả Thập Nhất Đóa, dáng ngủ kỳ lạ của mãnh tướng này xuất phát từ chứng cường giáp. Căn bệnh này dễ khiến người bệnh bị chứng lồi mắt, phù quanh mi mắt, khiến mắt khó nhắm khi ngủ. Thậm chí, cường giáp còn gây nên sự hứng phấn, mẫn cảm quá độ cho thần kinh của con người. Nó khiến người bệnh có tính khí nóng nảy, gấp gáp, dễ bị kích động, mất ngủ, hay mộng mị. Những biểu hiện trong tính cách thường ngày của Trương Phi cũng cho thấy điều này.
Khương Duy mắc chứng viêm túi mật
Khương Duy mắc chứng viêm túi mật
Khương Duy – học trò ưu tú của Khổng Minh, cũng được liệt vào bậc anh hùng thời Tam Quốc. Ông rất mẫn cảm với việc quân binh, bền bỉ phạt Ngụy, hận Ngụy binh tới tận xương tủy. Lúc kẻ địch phanh thây, bỗng thấy túi mật của Khương Duy to như trứng gà. Khi ấy, thiên hạ hết mực ngợi ca vị anh hùng này là “đại đảm”, “hùng tâm” nên khinh thường cái chết.
Tạo hình Khương Duy.
Tuy nhiên, dưới góc độ y học, hiện tượng túi mật có kích thước khổng lồ như Bá Ước Khương Duy có thể là do viêm túi mật. Dù quyền cao chức trọng, nhưng ông sống khá đạm bạc, giản đơn, lại thêm những phiền muộn khổ não, khiến túi mật không khỏe mạnh.