Khoa học - Lịch sử 2008-10-06 11:16:13

Khổng Tử trong mắt người Trung Quốc


[justify][size=2]Trong lịch sử 5.000 năm của Trung Quốc, Khổng Tử và học thuyết Nho học của ông (còn gọi là Nho giáo, Nho gia, Khổng giáo, Khổng học) có một số phận rất đáng bàn, xoay quanh việc đánh giá vai trò của Khổng Tử.[/size][/justify]
[justify] [/justify]
[justify][size=2] Khổng Tử[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Đánh giá Khổng Tử tức là đánh giá Nho học, học thuyết được người Trung Quốc (TQ) phổ biến coi là đại diện của văn hóa truyền thống (VHTT) Trung Hoa, nói rộng ra là của văn hóa phương Đông, vì Nho học từng có ảnh hưởng cực sâu rộng đối với các nước xung quanh như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam (Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội hiện vẫn thờ đức Khổng)… [/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Có điều đáng nói là xưa nay việc đánh giá Khổng Tử chưa bao giờ đạt được sự nhất trí, mà luôn có tranh cãi nảy lửa ngay tại chính TQ. Tại sao như vậy? Câu trả lời không dễ, tốt nhất để bạn đọc tự giải đáp. Sau đây chỉ xin nói qua về sự đánh giá Khổng Tử của người TQ trong khoảng hơn 160 năm gần đây. [/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Tây học và quốc học [/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Trong xã hội TQ phong kiến, Khổng Tử được tôn lên vị trí cao hơn hẳn các nhà tư tưởng Lão Tử, Trang Tử, Mặc Tử… Khổng Tử được coi là “Thánh nhân”, là “Vạn thế sư biểu”, gọi đủ là “Đại thành chí thánh tiên sư Văn Tuyên vương”. Sách Luận ngữ do các học trò của Khổng Tử hơn 2.500 năm trước ghi chép lại lời thầy được coi là kinh thánh của Nho học, là “Trị quốc chi bản” có thể giúp người ta “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, trở thành sách gối đầu giường của các nhà Nho. [/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Giữa thế kỷ XIX, TQ bắt đầu tiếp xúc ồ ạt với văn minh phương Tây. “Tây học” bắt đầu xuất hiện bên cạnh “Quốc học”, tức học thuật của VHTT Trung Hoa. Hai nền học thuật này song song tồn tại và đấu tranh với nhau. Từ đó người TQ bắt đầu có đánh giá khác về Khổng Tử. Qua suy nghĩ về việc tại sao TQ đất rộng dân đông mà quốc lực lại yếu hơn các nước phương Tây, khiến cho chính quyền nhà Thanh cứ phải nhục nhã liên tục lùi bước trước sự lấn tới của các đế quốc phương Tây, giới trí thức TQ phát hiện: Đó là do nền văn minh TQ lạc hậu, thua kém văn minh phương Tây. Và nhân tố chính kìm hãm sự phát triển của TQ chính là Nho học. [/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Với đặc điểm dân chủ và khoa học, văn minh phương Tây tỏ ra trội hơn hẳn lễ giáo phong kiến chuyên chế và thói quen tư duy dựa kinh nghiệm trong VHTT TQ. Giới trí thức TQ mà đại diện là Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu hiểu ra rằng bất cứ loại hình VHTT TQ nào như Nho, Đạo, Pháp, Mặc đều không thể cứu được TQ, thậm chí còn là gánh nặng hoặc vật cản. Lối thoát duy nhất là từ bỏ hệ tư tưởng truyền thống, cải cách duy tân, học văn minh phương Tây, hiện đại hóa TQ về mọi mặt. Cuộc Duy tân Minh Trị thành công của Nhật từng nêu một gương sáng nhưng 30 năm sau, cuộc Biến pháp Duy tân do Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu đề xướng lại thất bại thảm hại. [/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Sau Cách mạng Tân Hợi, các học giả phái văn hóa mới phát động cao trào phê phán những giá trị lạc hậu bảo thủ của VHTT, nhất là Nho học, chỗ dựa tư tưởng của chế độ phong kiến thối nát. Lỗ Tấn phê phán Nho học chỉ phục vụ sự thống trị của vua quan; Khổng Tử là do những kẻ có quyền thế tâng bốc lên, là thánh nhân của chúng và của những kẻ muốn có quyền thế, chứ hoàn toàn không có quan hệ gì với dân chúng. Ông khuyên thanh niên: Đọc sách nước ngoài thì bạn trở nên tự cường, đấu tranh; đọc sách TQ thì bạn chỉ nhẫn nại chịu đựng. Mao Trạch Đông hồi trẻ nói: “Chúng tôi chống Khổng Tử có nhiều lý do; riêng việc Khổng học độc quyền chiếm TQ, làm cho tư tưởng của chúng tôi không được tự do, buồn khổ làm nô lệ cho thần tượng này suốt 2.000 năm, thì cũng đã không thể không phản đối”. [/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Từ đó trở đi, giới trí thức TQ chia ra làm phái “Tôn Khổng” và phái “Phê Khổng”. Vai trò của Khổng Tử và Nho học càng bị hạ thấp từ khi chủ nghĩa Mác du nhập vào TQ; người ta chỉ đánh giá cao Khổng Tử trong vai trò nhà giáo dục. Mao Trạch Đông nói tại Diên An (1937): “Khổng Tử chỉ là thánh nhân của xã hội phong kiến TQ, Lỗ Tấn mới là thánh nhân số một của TQ hiện đại”. [/size][/justify]
[justify][size=2][/size] [/justify]
[justify][size=2]Trong tình hình Nho học bị đả kích, vẫn có một số học giả không tán thành phủ định đạo Khổng. Họ tìm cách tái giải thích các kinh điển Nho học cho hợp với xu thế thời đại tuy vẫn tán thành dân chủ và khoa học. Họ trở thành phái Nho học mới thời hiện đại; đại diện là Lương Thấu Minh, Hùng Thập Lực. Sau năm 1949, phần lớn số này đi khỏi đại lục TQ, tiếp tục nghiên cứu và có nhiều cống hiến phát huy các giá trị tích cực của Nho học. [/size][/justify]
[justify] [/justify]
[justify][size=2] Khổng Tử và Lão Tử[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Cơn sốt Quốc học [/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Sau khi nước CHND Trung Hoa ra đời nhất là từ ngày TQ thi hành đường lối cải cách mở cửa, chính quyền cho phép các địa phương khôi phục lại nơi thờ Khổng Tử, giới trí thức bắt đầu dần dần phục hồi việc nghiên cứu Nho học. Cùng với sự tăng trưởng nhanh về kinh tế, công tác phục hưng VHTT ngày càng được coi trọng và từ thập kỷ 90 hình thành phong trào. [/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Năm 1999, lần đầu tiên sau nửa thế kỷ, TQ tổ chức lễ hội kỷ niệm 2.550 năm sinh Khổng Tử. Đại lễ tế Khổng Tử năm 2005 kéo dài dăm tháng; có chính quyền tham gia. Tại Quốc hội TQ (tháng 3-2005) có đại biểu đề nghị phục hồi đạo đức nhân-nghĩa-lễ-trí-tín, đưa tứ thư ngũ kinh vào chương trình trung-tiểu học và sát hạch công chức. “Cơn sốt Quốc học” xuất hiện, ngày một nóng lên. [/size][/justify]
[justify][size=2][/size] [/justify]
[justify][size=2]Đỉnh cao cơn sốt là “Hiện tượng Vu Đan”.Trong hai kỳ nghỉ dài ngày dịp quốc khánh TQ 2006 và Tết Đinh Hợi, bà Vu Đan, giáo sư ĐH Sư phạm Bắc Kinh, thuyết trình nhiều buổi trên truyền hình về “Thu hoạch đọc Luận ngữ”, “Thu hoạch đọc Trang Tử”, được cả nước nhiệt liệt hoan nghênh. [/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Bốn triệu bản hai cuốn sách cùng tên của bà in lần đầu bán hết ngay (nghe nói nay đã in 10 triệu cuốn). Qua Vu Đan, người TQ thấy Khổng Tử từng nói nhiều câu rất hữu dụng cho họ và Luận ngữ trở thành món “chicken soup” khoái khẩu. Tiếp đó các văn bản chủ trương đường lối của nhà nước TQ bắt đầu sử dụng những ngôn từ của Nho học, đánh dấu bước đầu ứng dụng Nho học vào chính trị; như xã hội hài hòa, dĩ nhân vi bản… [/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Nhìn chung về vấn đề đánh giá Khổng Tử và Nho học, giới học giả TQ vẫn chia làm hai phái chống lại nhau: phái tự do (phái phương Tây hóa) và phái bảo thủ văn hóa hoặc Tân Nho gia (trước đây còn có phái XHCN nhưng gần đây ít thấy lên tiếng). [/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Tại TQ, xưa nay các phong trào quần chúng khi đã “sốt” thì dễ trở nên nông nổi, nông cạn. Giới trí thức tỉnh táo hơn, nhưng họ thường tránh động chạm tới phong trào. Phái tự do phản kích lại phái bảo thủ chủ yếu trên mặt lý luận. Điển hình là sách Chó không nhà -Tôi đọc Luận ngữ của Lý Linh (xuất bản tháng 5-2007) - một “tảng thiên thạch rơi vào tấm gương tư tưởng Khổng Tử”, gáo nước lạnh dội lên những cái đầu đang “sốt”. [/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Sách đã gây tranh cãi ồn ào trong giới học giả. Phần lớn là khen, các ý kiến phản bác rất yếu ớt, thiếu cơ sở lý luận. Trên cơ sở khảo cứu công phu của một chuyên gia hàng đầu về khảo cổ, văn tự cổ, văn bản cổ, Lý Linh chứng minh Khổng Tử không phải là thánh nhân mà chỉ là một người bình thường, có tài, có đạo đức, học không biết chán, dạy người không biết mỏi. Lý Linh ví Khổng Tử là Đông Ki sốt, là “chó không nhà” (táng gia cẩu) - tức người lang thang trong nỗi lòng cô đơn. [/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Đúng vậy, Khổng Tử dành 13 năm (55-68 tuổi) chu du thiên hạ tìm việc làm, thuyết phục vua các nước chấp nhận học thuyết của mình nhưng chẳng được sử dụng thích hợp. Ông cô đơn mệt mỏi như chó không nhà (lời Khổng Tử tự nhận) rồi trở về quê cũ. Lý Linh viết: “Khổng Tử ta biết chỉ là Khổng Tử “nhân tạo” (1), do Tử Cống dựng lên thành “thánh nhân”, lại được các triều vua quan mấy ngàn năm sau tâng bốc ngày một cao, “giả (tạo) tới mức không thể giả hơn”, khác hẳn Khổng Tử sinh thời. Cống hiến chính của Khổng Tử là trên lĩnh vực giáo dục và đạo đức, “Đạo đức là “patent” của Khổng Tử”; sinh thời Khổng Tử không có địa vị và quyền thế, không có biện pháp cứu nước cứu dân, nên không phải là thánh nhân. [/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Cần chú ý là người TQ đánh giá Khổng Tử không hoàn toàn xuất phát từ mục đích học thuật. Lý Linh từng nói một số học giả trước thập niên 90 hăng hái “phê Khổng”, nhưng khi có phong trào phục hưng VHTT thì quay ngoắt 180 độ. Người ta coi Khổng Tử chỉ là cái “ký hiệu” dùng để nói một chuyện gì đó. Bởi vậy, khi nói người TQ đánh giá Khổng Tử ra sao, chúng ta cần xem đâu là thật, giả, có người miệng nói thế nhưng bụng nghĩ khác. [/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Trong cơn sốt Quốc học hiện nay, người ta chỉ nói về các mặt tích cực của Nho học như tư tưởng nhân ái, hài hòa, hòa vi quý, hòa mà bất đồng, đạo đức nhân nghĩa lễ trí tín mà không nhắc tới các mặt tiêu cực căn bản của Nho học như: coi thường phụ nữ (2); bảo thủ và chuyên chế (3); tư tưởng học để làm quan v.v… Những mặt tiêu cực đó đã làm giảm giá trị học thuyết của Khổng Tử; bởi vậy đánh giá Khổng Tử quá cao và dùng Nho học để lấp khoảng trống tâm linh của xã hội TQ (4) là điều không dễ được tán đồng. [/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]———————————————-[/size][/justify]
[justify][size=2] [/size][/justify]
[size=2]1. Năm 1997, học giả Mỹ Leonel M. Jesen cũng đưa ra từ “Nho giáo nhân tạo” (Manufacturing Confucianism).; 2. “Nam tôn nữ ti”; Luận ngữ viết: Khó chung sống nhất với đàn bà và tiểu nhân; thân cận với họ thì (họ) sẽ vô lễ, xa lánh họ thì (họ) sẽ oán hận; 3. Lễ giáo “quân thần phụ tử”, “tam cương ngũ thường”, tôn ti trật tự vua tôi nhằm duy trì chế độ phong kiến; 4. Bạn đọc có thể tham khảo Reith Lectures trên đài BBC4, do Jonathan Spence thuyết trình, đề tài “Confucian ways”.[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)