[size=2]Bài 1: Ai cũng có thể lấy "bằng Harvard”[/size]
[justify]Bạn muốn trở thành tiến sĩ “Đại học Harvard”? Không khó. Không mất quá nhiều tiền. Không hao tổn dù chỉ 1 neuron thần kinh. Và thậm chí cũng không cần biết Harvard nằm ở xó xỉnh nào trên trái đất này. [/justify]
Sinh viên Harvard thật.
[justify]Trường thật, bằng giả[/justify]
[justify]Công cuộc tìm kiếm một “tấm bằng Harvard” không bắt đầu từ nước Mỹ mà bắt đầu trên mạng internet.
Một vài thao tác đơn giản trên các công cụ tìm kiếm như Google hoặc Yahoo sẽ cho kết quả là hàng loạt các trang web rao bán đủ loại bằng cấp, từ bằng tú tài cho đến tiến sỹ của các cơ sở đào tạo trên khắp nước Mỹ.
Nào Princeton, Harvard, Yale, và Stanford, MIT, những tên tuổi mang lại niềm kiêu hãnh và hy vọng đổi đời cho bất cứ ai có nó trên tấm bằng tốt nghiệp.
Và ở đây, đó có thể là một anh chàng thất nghiệp nào đó ở mãi tít châu Phi hay châu Á xa xôi.
Cũng giống như tiền giả, công nghệ làm bằng giả ở Mỹ ngày càng tinh vi khiến không chỉ người bình thường mà thậm chí ngay cả quan chức ở các trường có bằng bị làm giả cũng không phân biệt được.
Một trang web chuyên về bằng giả tự hào tuyên bố: “Chúng tôi cung cấp hơn 1.000 loại giấy tờ, bằng cấp của các trường đại học với chất lượng 100% như thật.”
Một trang khác thì đảm bảo với khách hàng rằng họ dùng đúng loại giấy đặc biệt mà các trường sử dụng để in bằng.
Chủ của trang web còn giải thích thêm rằng: “Sở dĩ các trường dùng loại giấy này là để những người có trách nhiệm phân biệt được bằng giả. Nhưng nay chúng tôi cũng dùng đúng loại giấy như vậy thì chẳng còn ai có thể nhận ra.”[/justify]
[justify]Không chỉ bằng tốt nghiệp mà cả thư giới thiệu và bảng điểm cũng được làm giả một cách hoàn hảo để giúp khách hàng có thể có được một bộ hồ sơ đầy đủ.
Mua bằng chỉ để trang trí?[/justify]
[justify]Nhiều người sẽ tự hỏi, tại sao các cơ quan hành pháp Mỹ, vốn được coi là hiệu qu[/justify]
Phần giới thiệu hàng mẫu của một website bán bằng giả.
[justify]ả và chặt chẽ nhất nhì thế giới lại bất lực trước nạn buôn bán bằng giả tràn lan trên mạng như vậy?
Một phần của câu trả lời nằm ở chính cách thức hoạt động khôn khéo của các nhóm làm bằng giả.[/justify]
[justify]Bên cạnh những dòng quảng cáo hoành tráng về chất lượng và độ giống thật của những tấm bằng giả, nhiều website cũng ghi rõ rằng mọi giấy tờ do họ cung cấp không được bất kỳ trường đại học nào công nhận và chúng chỉ là thứ dùng để trang trí cho đẹp tường như tranh ảnh hoặc để lòe bạn bè cho vui nhân ngày Cá tháng tư.
Cẩn thận hơn, người bán có thể dán lên tấm bằng giả một chiếc tem nhỏ ghi rõ “Sản phẩm trang trí”. Dĩ nhiên, chiếc tem được cố ý dán sơ sài đến mức chỉ cần thổi nhẹ cũng bong. [/justify]
[justify]Nhưng bằng cách đó, những kẻ làm bằng giả muốn chứng tỏ cho cả thế giới thấy rằng mình cung cấp những thứ hoàn toàn vô hại, còn việc chúng có trở thành công cụ lừa đảo hay không hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của người sử dụng.
58 đôla để lấy “bằng Harvard”[/justify]
[justify]Một số website khác thì hoạt động dưới hình thức “dịch vụ làm lại bằng”, tức là giúp những người không may bị mất bằng do trộm cắp, hỏa hoạn…có lại một tấm bằng khác mà không phải chờ đợi những thủ tục nhiêu khê khi quay lại ngôi trường mà họ tốt nghiệp.
Để tránh rắc rối về mặt pháp lý, những website kiểu này thường quy định khách hàng phải ký cam đoan về việc họ đã từng có bằng do một cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
Thế nhưng, đó chỉ là quy định trên giấy, còn trên thực tế, để tăng doanh số, hầu hết các nhà cung cấp đều không bắt khách hàng phải ký vào bất cứ thứ giấy tờ nào ngoài tấm séc chuyển tiền.
Và đó là lý do khiến một chuyên viên của FBI tự nhiên có được tấm bằng “luật Harvard” mà chưa hề học một ngày nào.[/justify]