Tâm sự - chia sẻ 2012-05-29 14:41:30

[Long Post] Người Cha Khốn Khổ


[size=2]Có một câu chuyện xảy ra tại đất nước Ấn Độ làm động lòng biết bao nhiêu người con hiếu đạo. Tục lệ của Ấn Độ chết sáng chiều thiêu, chết chiều sáng thiêu rồi rải tro xuống sông. Rất ít ai khóc đám tang. Vậy mà có một đám người ta lại khóc.[/size]

[size=2]Trong ngôi nhà đắp bằng đất, cao ngang ngực, nhỏ thó, tồi tàn nằm ở vùng ngoại ô Cusinara. Một người đàn bà quê mùa khoảng hơn bốn mươi tuổi và bốn đứa con, hai trai, hai gái, cũng độ mười tám đôi mươi cả đang quì bên xác người đàn ông. Lâu lâu có tiếng khóc nghẹn ngào của hai cô con gái, lòng họ se thắt lại, tiếc thương người chồng, người cha phải ra đi khi tuổi còn quá trẻ.[/size]

[size=2]Thông thường phong tục ở đây ít ai nhỏ nước mắt cho người chết. Chết sáng thì chiều họ khiêng ra bãi đất trống, chẳng nhang đèn, cũng chẳng hàng rương. Họ chất phân bò thiêu, rồi gom xương vụn thảy xuống sông là xong.[/size]

[size=2]Còn nếu chết chiều thì sáng thiêu, họ không bao giờ để lâu như phong tục ở Việt Nam, để ba bốn ngày có khi hàng tuần, hàng tháng. Hay ở Thái Lan, họ mang vào chùa để ở nhà quàng cả tháng, giag đình khá giả còn để cả năm hoặc hơn mới đem thiêu. Lẽ ra anh không phải đi sớm thế này, nếu…[/size]

[size=2]Người đàn ông đạp chiếc xe đạp kéo theo cái thùng xe quá tải phía sau, bên trên chất đầy hàng hóa. Anh cong lưng lên đạp, đầu chồm ra phía trước lấy sức. Nhưng chiếc xe cứ lì lại phía sau, anh cứ cố thốt người lên, thót xuống một cách nặng nhọc, gồng tất cả cơ chân, cơ tay đạp và lái. Từ xa trông như chú kiến nhỏ bé, đơn thân độc mã, cố sức lôi cả xác con ếch khổng lồ về tổ. Anh đang nghĩ về bốn đứa con, vợ anh thì vụng về, quê mùa, không biết làm gì cả. Chỉ có việc bếp núc và lo cho con là hết cả thời giờ. Thu nhập chính trong gia đình chỉ có mình anh. Gia đình anh có truyền thống không làm nô lệ thì cũng là nghề hạ bạc. Tiên tổ anh xuất thân từ giai cấp Thủ Đà La (1).[/size]

[size=2]Cunda chua xót với cái thân phận mình đã mang. Tuy xã hội Ấn Độ ngày nay, việc phân chia giai cấp đã không còn nặng nề như xưa, nhưng có mấy ai trong giai cấp nghèo hèn đó lại có thể vươn lên thành những Bà La Môn cao quí. Anh nhất quyết phải lo cho con ăn học đến nơi đến chốn, để chúng thoát khỏi cái nghèo, mà muôn đời đeo đẳng theo cả dòng họ nhà anh. Cho chúng với tới chân trời văn minh của nhân loại, không còn cảnh sống làm mười đồng ăn hết mười đồng đó rồi mới làm tiếp.[/size]

[size=2]Không còn tình trạng mái nhà làm bằng đất cao ngang ngực, trâu bò vào nhà ngủ thì người ra nằm ngoài trời. Cảnh hai vợ chồng có mỗi chiếc khăn khố, chồng ra ngoài, vợ ở lại, và ngược lại, hay cảnh thức ăn và rau sống để vậy dí vào nồi mà không cần rửa nước.[/size]

[size=2]Nghĩ đến những đứa con, đứa nào cũng tốt nghiệp đại học, đứa nào cũng có địa vị trong xã hội, anh cảm thấy bao nhiêu mệt nhọc đều tan biến hết. Cunda là một trong những người chịu thương chịu khó bậc nhất ở làng anh. Từ sáng sớm đến chiều tối, không kể ngày hay đêm, hễ ai cần chở bất cứ thứ gì anh liền đi ngay, miễn sao có tiền. Cả bốn đứa con đều phải gởi ra tỉnh học, tiền thuê nhà, tiền trường, tiền quần áo, tiền sách vở làm anh chạy vạy mãi vẫn không xong. Mỗi đầu những năm học anh phải đi vay nợ để lo cho con, rồi trả góp lần.[/size]

[size=2]Cuộc đời anh không được phép bệnh, anh chỉ cần không đạp xe một ngày là gia đình khốn khó ngay. Các con học hết phổ thông, rồi lần lượt vào đại học. Thấy các con chăm học anh cũng rất mừng, bao nhiêu công sức bỏ ra chắc sẽ được bù đắp xứng đáng. Nhưng học càng cao thì như cầu lại càng nhiều, anh đã kiệt sức, nợ nần chồng chất. Mỗi năm qua thì nợ càng nhiều thêm lên.[/size]

[size=2]Mới hơn bốn mươi tuổi mà trông anh như một ông già, tiều tùy, gầy còm, không có nỗi một bộ đồ lành lặn, nước da đen cháy như cục than, cả ngày phơi dưới ánh nắng mặt trời rực lửa. Tiền nợ không có trả, chủ nợ đến đòi mắng nhiết như anh cơm bữa. Anh nhất định nuôi cho thằng con trai đầu ra trường, nó đi làm nuôi các em nó.[/size]

[size=2]Mỗi khi vất vả, mỏi mệt, muốn buông xuôi anh liền nhớ về đức Phật, nhớ đến 49 năm ròng rã đức Phật du hóa độ sinh còn gian truân trăm lần anh, và anh hãnh diện đức Phật đã chọn quê hương anh để nhập Niết Bàn. Khi nhớ đến đức Phật dường như mọi nỗi khổ niềm đau trong anh tan biến hết và anh tiếp tục sống…[/size]

[size=2]Giờ lại đến đầu năm học mới, không còn chỗ nào để có thể vay mượn, các con anh cần phải tiếp tục học. Anh nghĩ cái gì cũng có giá của nó, nên anh quyết định bán bớt một cái võng mạc mắt. "Trời sanh ra mộ phận nào hai cái thì ta có thể bán bớt một cái cũng chẳng ảnh hưởng là bao". Còn một con mắt anh có thể đạp xe, anh có thể lao động bình thường.[/size]

[size=2]Thông qua gã cò buôn bán tạng (2), anh được dẫn vào bệnh viện, qua kiểm tra một số chuyên môn chớp nhoáng. Họ đã lấy đi giác mạc bên mắt trái của anh, bù lại anh được nhận 500 USD. Cái già mà người mua nó phải trả cho tên mô giới là 4.800 USD, điều này anh không cần biết và cũng chẳng quan tâm. Điều mà anh quan tâm lúc này là cần đóng tiền trường và trang trải cho các con.[/size]

[size=2]Chỉ hai lần đầu năm nữa thôi là anh có thể nhẹ người, khi con trai đầu tốt nghiệp. Việc anh bán đi giác mạc con anh không hề hay biết. Hàng tháng anh vẫn gởi tiền cho chúng đều đặn, anh động viên chúng cố gắng học. Bao năm trời trôi qua nhanh, chỉ còn hai năm thôi mà, sao thời gian chậm thế, anh ước gì thời gian lúc này trôi qua nhanh như tên bay, dẫu anh có già đi một chút cũng chẳng sao.[/size]

[size=2]Hết đêm rồi đến ngày, đầu năm học mới lại đén, gia đình anh không dành dụm được đồng nào, nợ nần tính lời tính lãi càng tăng thêm, con anh phải học, đó là điều không thể thay đổi được. Rồi anh quyết định bán bớt một quả thận bên trái, anh nghĩ rằng cái gì bên trái thì chẳng giúp được gì nhiều, vì anh thuận bên phải. Cuộc phẫu thuật diễn ra hàng giờ liền, anh mất rất nhiều máu, phải nằm viện hơn một tuần. Họ chỉ cho anh mấy viên kháng sinh và thuốc giảm đau cầm chừng. Cho anh vài hộp sữa bồ bồi dưỡng. Khi anh tương đối bình phục nhưng vẫn còn đau, họ cho xuất viện. Số tiền anh bán quà thận lần này cũng chỉ được 1000 USD. Trong khi người chủ mua trái thận của anh phải trả 30 ngàn USD. Điều này anh không được biết và cũng chẳng quan tâm làm gì.[/size]

[size=2]Không như mất một con mắt, mất một quả thận có khác. Sức khỏe anh bị sụt giảm nghiêm trọng, nhưng anh phải làm, anh phải kiếm tiền lo cho các con. Giờ đây vác những bao hàng làm cho anh đau nhói, như muốn nghẹt thở, anh cố gằng dùng tất cả ý chí. Anh niệm Phật cầu Phật gia hộ cho anh có thêm dũng khí. Anh cong lưng lên đạp xe, ruột gan như thắt lại, vết mổ như muốn vỡ ra. Sau khi mổ bác sĩ khuyến cáo không nên làm việc nặng, nhưng không làm thì không xong, anh phải làm, đời anh sinh ra là để làm. Ở ngoại ô Cusinara này không làm lấy gì ăn? Trừ những người da mặt dày, tụ tập ở những nơi Phật tích, ngửa tay xin tiền của khách hành hương, một ngày chỉ cần 5 ru-bi thôi cũng ổn. Một hôm do làm quá sức anh ngất xỉu, anh không còn sức để làm những công việc nặng nhọc như thế nữa. Anh ao ước có được một ngày nghỉ ngơi, được ăn một bữa ngon trong bộ đồ lành lặn, niềm mở ước đó xem ra còn quá xa vời…[/size]

[size=2]Đông sang hè đến, mấy chốc những táng cây cũng sắp úa vàng. Một năm học mới lại đến, đây là năm con trai đầu ra trường, chỉ một năm nữa thôi, anh có thể ngồi uống nước trà ngắm nhìn mùa long thọ trổ hoa, có thể nằm nhà đắp chăn khi mùa lạnh đến, có thể ngồi trước cánh quạt quay vù mỗi độ hè sang, và không còn cảnh đội mưa kéo xe bên lề đường đầy cỏ dại.[/size]

[size=2]Gia đình không còn lấy một xu, con anh phải học, đó là nhiệm vụ, là sứ mạng, không thể khác được. Anh ngồi tính, cái gì trong người anh có hai cái anh đã chiết bán bớt một cái rồi. Từ trên xuống dưới chỉ còn có một mà thôi. Qua những tay cò mồi tư vấn, anh đi đến quyết định bán một phần lá gan.[/size]

[size=2]Cuộc phẫu thuật này tương đối phức tạp, thời gian kéo dài hơn mấy lần trước. Cunda mất rất nhiều máu, sức khỏe anh kiệt quệ thật sự. Nếu có kỉ lục về phẫu thuật có lẽ anh cũng đạt. Trong 24 tháng, ba lần phẫu thuật, ba lần phải chịu đau đớn. Lần này anh nằm viện lâu hơn, họ chăm sóc anh cũng đặc biệt hơn, nếu không anh sẽ mất mạng như chơi. Vừa bình phục, anh có thể ăn được cháo, họ cho anh xuất viện ngay, để ở lâu sẽ mang họa. Lần này anh nhận được 2.000 USD. Trong khi người chủ phải trả trọng gói cho lần phẫu thuật ghép gan là 250 ngàn USD. Anh không cần biết điều đó làm gì và cũng chẳng quan tâm.[/size]

[size=2]Anh không còn khả năng lao động được nữa, chỉ lê tấm thân là khó nhọc, huống là làm việc gì. Da anh xanh mét vì mất máu. Anh bệnh hoạn liên tục, có lẽ khi người bị yếu, khả năng đề kháng kém. Anh bị ho lụ khụ, mỗi lần ho là cả người anh rã rời, đau từ trong đau ra. Tiền tháng phải lo cho các con thì không thể không có…[/size]

[size=2]Con trai lớn của anh sắp ra trường. Giá mà có ai mua cái xác này mổ xẻ để thực tập, thì anh cũng làm giấy bán, kí tên trước, để sau khi chết các con anh có tiền xoay sở lúc khó khăn.[/size]

[size=2]Anh thấy choáng váng, tấm thân lúc này như là một gánh nặng buộc anh phải mang nó, anh cố gượng như nó không tuân thủ, không thực hiện mệnh lệnh của anh ban ra nữa. Anh hướng về rừng Sa la, nơi đức thế tôn nhập niết bàn và cảm thấy vô cùng an lạc ra đi trong khi miệng vẫn niệm câu "Namo Tassa Bhagavato Arahato Samma Sambuddhassa".[/size]

[size=2]Người cha khốn khổ chưa thực hiện xong ước mơ của mình đã vội trút hơi thở cuối cùng. Như một hiệp sĩ già, cỡi con ngựa quèn lê lết, ngã quỵ, khi cuộc chiến chưa tàn.".[/size]

[size=2]"Ầu ơ… Gió năm non thổi lòn hang chuột[/size]

[size=2]Thương con khờ đứt ruột đứt gan[/size]

[size=2]Cha quì trước Phật vái van[/size]

[size=2]Mong sao con dại… ầu ơ…[/size]

[size=2]Mong sao con dại bình an giữa đời…"[/size]

[size=2]Trong 15 điều răn dạy của Phật có một điều: "Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm". Nợ vật chất thì ta có thể tính trả bằng vật chất bằng định lượng mà trả. Còn nợ ân tình biết trả làm sao?[/size]

[size=2] [/size]

[size=2](1) Giai cấp thấp nhất trong 4 giai cấp ở Ấn Độ[/size]

[size=2](2) Bán các bộ phận trong cơ thể[/size]

[size=2] [/size]

[size=2]Trích "Nhơn Trung Hiếu Nghĩa", "Thích Trí Huệ", NXB Văn Nghệ[/size]

[size=2] [/size]

[size=2]Dành cho những người con đang có hiếu hay đang muốn thay đổi để trở nên hiếu thảo[/size]

[size=2]Đọc xong câu chuyện này cảm động quá nên mình đã gọi cho mẹ ngay … còn các bạn thì sao :)[/size]

[size=2]Dù bạn có thành công gì đi chăng nữa, có thể tiếp thu và phát triển các kĩ năng mềm thật tốt đi chăng nữa[/size]

[size=2]Những phải luôn hiếu thảo nhé :)[/size]

[size=2] [/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)