Cận cảnh "nghĩa địa" rác thải điện tử của phương Tây tại châu Phi
Hàng triệu tấn phế thải điện tử được xuất khẩu trái phép châu Phi, tạo ra những "nghĩa địa" điện tử khổng lồ và vô cùng ô nhiễm. Trong ảnh là một phần của bãi rác điện tử Agbogbloshie ở Accra, thủ đô của Ghana.
Những "ngọn núi" rác điện tử khiến nguồn nước xung quanh ô nhiễm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người dân và công nhân sống dựa vào những món đồ phế thải để kiếm bát cơm manh áo.
Những chiếc ti vi, máy tính và bàn phím hỏng được chuyển tới các quốc gia Tây Phi như Ghana bởi việc tái chế tại các quốc gia này thường rẻ hơn ở các quốc gia Châu Âu.
41 triệu tấn rác thải điện tử giá trị hơn 34 tỉ bảng Anh đã bị vứt bỏ trên toàn cầu trong năm 2014, theo báo cáo của Đại học Liên Hiệp Quốc. Trong số đó chỉ có 6 triệu tấn được tái chế đúng cách.
Những chàng trai trẻ chọn lọc linh kiện còn sử dụng được từ núi rác thải với hy vọng có thể bán lấy tiền.
Việc xuất khẩu rác thải điện tử hay những thiết bị không còn sử dụng được sang châu Phi là bất hợp pháp theo hiệp định Basel.
Những người buôn bán đồ phế thải thường tìm cách chuyển những món đồ điện tử tới châu Phi bằng việc dán nhãn "có thể tái sử dụng".
Tuy nhiên, trên thực tế, những loại phế thải này thường không thể tái sử dụng được nữa.
Những chiếc tủ lạnh đã cũ hỏng nằm ở bãi rác Agbogbloshie thường chứa chất chlorofluorocarbons (CFCs), hóa chất làm thủng tầng ozone.
Người dân tập trung đốt các đồ phế thải để lấy được các loại đồng nát vụn nhằm bán lấy tiền.
Người dân thủ đô Accra thường chặn đứng các xe tải chở phế thải để thu mua mà không cần phải kiểm tra quá kỹ. Sau đó, họ sẽ bán lại các sản phẩm thu mua được trong các khu chợ của thành phố.
Các nước Tây Phi như Ghana tràn ngập rác thải điện tử.
Mặc dù lượng rác thải điện tử mà Ghana thải ra rất ít so với Anh nhưng quốc gia này vẫn trở thành 1 trong những "nghĩa địa" rác điện tử lớn nhất trên thế giới.
Kể cả những đoạn dây điện cũ cũng được chuyển sang các bãi rác như Agbogbloshie bởi việc vận chuyển rác sang châu Phi thậm chí còn rẻ hơn việc tái chế ở các quốc gia châu Âu.
Những bãi rác khổng lồ - nguyên nhân chính khiến sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đặc biệt là khi người dân tiếp xúc với phế thải điện tử mà không hề có bất cứ khẩu trang hay trang phục bảo hộ lao động nào.