[justify]Họ là ai? Đấy chính là những người đã khai sinh ra internet, sáng tạo khái niệm spam, phát minh điện thoại cục gạch, cụ già kute… gây sốt trong cộng đồng mạng.[/justify]
[justify]Douglas Engelbart[/justify]
[justify]Ít ai biết được rằng chuột máy tính đã ra đời cách đây hơn 40 năm, vào ngày 9/12/1968, do kỹ sư Douglas Engelbart phát minh. Tại thời điểm đó, phát minh này đã được đánh giá như tăng gấp đôi sức mạnh của một chiếc máy tính “đồ sộ”.
Về cách thức hoạt động thì chú chuột ra đời khi ấy và những loại chuột xịn ngày nay không khác nhau là mấy. Ban đầu, chuột máy tính có 3 button bên trên và hai bánh xe bên dưới để điều khiển trái phải hay lên xuống mà sau này người ta thay bằng 1 viên bi duy nhất hoặc mất hẳn trong các chuột quang ngày nay.[/justify]
[justify]Lý do vì sao đặt tên thiết bị này là “chuột” thì kể cả người đã phát minh ra cũng không chắc chắn, có thể là do hình dáng giống với con chuột ngoài đời thực. Năm 1968, Douglas Engelbart còn cho ra mắt nhiều phát minh khác mà ngày nay người ta gọi đó là “khởi nguồn của những phát minh như giao tiếp bằng hình ảnh, liên kết siêu văn bản…"
Martin Cooper[/justify]
[justify]Cái tên Martin Cooper chẳng phải là quá nổi tiếng và quen thuộc đối với cuộc sống hàng ngày. Nhưng với những người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là điện thoại thì không ai lại không biết đến Cooper với tư cách là người đã phát minh ra chiếc điện thoại di động đầu tiên.[/justify]
[justify]Chẳng cần phải nói nhiều, chỉ cần nhìn vào một nửa dân số thế giới đang sở hữu một chiếc “điện thoại cầm tay” mà Cooper là người sáng tạo ra cũng đủ thấy sản phẩm này đang phổ biến đến mức nào.
Theo thiết kế ban đầu của ông khi còn đang cộng tác với Motorola, chú dế sẽ mang trong mình trọng lượng 2kg vào năm 1973 với cái tên Dyna-Tac. Tuy nhiên, từ đó đến nay có rất nhiều công nghệ tiến bộ, ngày nay, smartphone đã được rút gọn khối lượng xuống rất nhiều lần.
Alan Kay[/justify]
[justify]Cái tên Alan Kay đã quá nổi tiếng tại Thung lũng Silicon bởi những cống hiến vĩ đại của ông cho sự phát triển của nền công nghệ toàn cầu. Năm 2004, khoa học gia máy tính này đã được vinh dự trao tặng giải thưởng Kyoto Prize for Advanced Technology (giải thưởng uy tín nhất trong ngành công nghệ thế giới).[/justify]
[justify]Alan Kay chính là người đã có công tạo nên khái niệm điện toán cá nhân và hiện thực hóa điều đó. Vào cuối những năm 60, Kay tham gia thiết kế mạng ARPAnet, tiền thân của mạng Internet. Ông cũng là người chế tạo Dynabook, phiên bản đầu tiên của dòng máy tính xách tay hiện nay, với màn hình phẳng, mạng không dây và trang bị bút điện tử.
Bên cạnh đó, Alan Kay còn cộng tác với Steve Jobs và các đồng nghiệp tại hãng Apple Computer (trước đây) để tạo ra Macintosh, chiếc máy tính đầu tiên có giao diện đồ họa thân thiện với người dùng được sản xuất hàng loạt.
Vint Cerf và Bob Kahn[/justify]
[justify]Những người đã đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho sự xuất hiện và phát triển của Internet chính là Vint Cerf và Bob Kahn. Hai ông rất được ngưỡng mộ và được coi là cha đẻ của mạng toàn cầu khi sáng tạo ra giao thức TCP/IP.
Giao thức chuẩn này giúp các máy tính trong cùng một mạng có thể giao tiếp được với nhau, mở ra thời đại bùng nổ Internet rộng lớn như ngày nay.
Gary Thuerk[/justify]
[justify]Vào những năm đầu khi Internet mới phát triển và bùng nổ thì “spam” nhanh chóng được coi là hình thức marketing truyền thông chuẩn mực của thời đại mới. Người đã phát minh ra phương pháp gửi “thư rác” trên là Gary Thuerk.
Theo đó, những thư này được gửi qua mạng Arpanet nhằm giới thiệu với khách hàng dòng sản phẩm T của hệ thống VAX. Điều mà nhân vật trên không thể nghĩ đến rằng chính ông là người đầu tiên trên thế giới được coi là “spammer”.[/justify]
[justify]Scott Fahlman[/justify]
[justify]Lại thêm một quý ông nữa đóng góp vào sự phát triển của công nghệ thông tin với sáng kiến chèn cảm xúc (Emoticon) vào trong văn bản để tăng thêm tính truyền cảm. Ngày nay, những biểu tượng cảm xúc này đã được sử dụng tại rất nhiều nơi cả ngoài đường phố, khu công cộng lẫn thế giới ảo như các chương trình chat, e-mail, các ứng dụng tin nhắn.
Lillian Lowe[/justify]
[justify]Cụ bà Lillian sinh năn 1907, tính đến nay đã bước sang tuổi 104 nhưng thời gian không thể ngăn nổi niềm đam mê với thế giới công nghệ của con người này. Cụ là minh chứng rõ ràng nhất cho câu nói: “Tuổi già nhưng chí không già” khi hàng ngày vẫn lướt Facebook đều đều, xem những dòng bình luận, thay đổi trạng thái y như một nam thanh nữ tú nào đó. Ngoài ra, cụ Lillian còn thích sử dụng iPad và thường xuyên tham quan thế giới bằng tiện ích Google Earth.
Sidney Platt[/justify]
[justify]Cụ Platt năm nay đã 106 tuổi và vẫn vi vu “dạo” web hàng ngày. Thay vì nghĩ đến việc “nằm xuống” như bao người già khác thì cụ lại tìm cách “tải xuống” những tệp tin ưa thích như những file .pdf, những hình ảnh, những file âm thanh chất lượng cao ghi lại những giọng ca nổi tiếng một thời…
Vào tuổi 100, cụ còn tham gia khóa học máy tính nâng cao tại Đại học Havering và đạt được thành tích rất cao.
Daniel Goodreau[/justify]
[justify]Tuy cuộc sống hiện tại đang ở dưới mức nghèo khổ nhưng ông già Daniel Goodreau vẫn duy trì cuộc sống của mình trên mạng ảo một cách tích cực nhất. Ông thường xuyên tới thư viện Santa Fe Public Library để sử dụng internet 60 phút miễn phí mỗi ngày.
Daniel Goodreau rất rành những công cụ liên lạc như Skype, Google Voice, Yahoo! Messenger… Ngoài ra, ông còn dùng laptop của mình để viết sách, phát triển ứng dụng cho máy tính bảng.
Cụ già xì-tin[/justify]
[justify]Nếu được hỏi ai là người cao tuổi có “sức hút” mãnh liệt nhất trên cộng đồng internet Trung Quốc năm 2010 vừa qua thì đó chỉ có thể là cụ bà “xì-tin” kute hết chỗ nói. Bà mặc áo kẻ caro, đeo kính đen… và thể hiện hết những ngón nghề mà giới trẻ thường sử dụng khi chụp ảnh “tự sướng”.[/justify]