[justify][/justify] | |
[size=1]Hai nữ sinh “xử” nhau giữa phố.[/size] Vụ đánh nhau giữa 2 nữ sinh xảy ra vào lúc 16h, ngày 13/4, tại đường An Dương Vương, phường Trần Phú, TP. Quảng Ngãi mà những người lớn tình cờ chứng kiến không khỏi xót lòng. Giờ đây, nạn bạo lực học đường đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó đang trở thành mối lo của xã hội. 2 nữ sinh đang học lớp 10 có mâu thuẫn với nhau, qua nhiều lần "động khẩu" chat trên mạng dẫn đến thách đố "động thủ" đánh nhau. Thông tin 2 nữ sinh lớp 10 "xử" nhau đã nhanh chóng được loan tuyền trên các cư dân mạng và học sinh ở TP Quảng Ngãi ngay sau đó. Đúng 16h ngày 13/4, tại địa điểm đã hẹn gần trăm học sinh tập trung đến xem 2 nữ sinh đánh nhau. Đám đông bu xung quanh 2 nữ sinh. Bên cạnh 2 nữ sinh còn có 2 "chị đại" lớn tuổi, có tiếng quậy phá, ăn chơi ở TP Quảng Ngãi. Họ thường đứng ra bảo kê cho một số nhóm nữ sinh "thích quậy". Trước trận đánh này, hai nữ sinh trên đã tìm 2 "chị đại" bảo kê cho mình và chỉ dẫn những chiêu thức hạ đối thủ. Hai nữ sinh xông vào đấm đá, quật nhau ngã lăn quay xuống vỉa hè và cả hai đều bị trúng đòn vào đầu, vào ngực. Ở ngoài, tiếng reo hò, cổ vũ nồng nhiệt của các học sinh khác càng phấn khích 2 nữ sinh đánh hăng hơn. Một số người lớn gần đó đến can ngăn nhưng đám đông nữ sinh vẫn thắt chặt bao quanh cổ vũ cho cả 2 tiếp tục đánh nhau. Đến khi nghe tin có Công an phường Trần Phú đến, 2 nữ sinh mới ngừng lại, đám đông giải tán. Trao đổi với nhiều em học sinh về căn nguyên vấn đề bạo lực học đường ở nữ sinh, một số em bộc bạch cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình, điều đó khiến các em dễ rơi vào trạng thái nổi loạn, phải làm một hành động gì đó để được chú ý hơn, và đánh nhau cũng là một cách nhằm gây sự chú ý. Vì thế các trường hợp này gia đình cần hết sức quan tâm nhằm điều chỉnh tâm lý cho các em, tránh hậu quả đáng tiếc. Khi các em không có khả năng kiềm chế cảm xúc, không có khả năng vượt qua áp lực từ bạn bè thì các em cũng sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Vì thế nhà trường cần dạy, chỉ dẫn các em có thể ứng phó, kiềm chế để vượt qua các vấn đề đó. Đặc biệt hướng dẫn để các em vượt qua được những cơn khủng hoảng tinh thần, stress. |