Teen 24h 2009-03-21 07:02:00

Phần 1: Call Boy tuổi teen, góc khuất và những khát vọng đổi đời


[Kênh14] - Họ chỉ mới là những bạn Teen cỡ 18, 19 tuổi và thậm chí là 15, 16 tuổi? Họ cần gì? Tiền bạc, ánh hào quang của xe xịn, điện thoại "pro", hay tất cả chỉ đắm chìm trong nước mắt?
Cuộc sống lúc nào cũng phức tạp. Khái niệm “chân dài và đại gia” không biết đã trở thành biểu tượng của sự trao đổi về “vật chất và thân xác” tự khi nào, nhưng đằng sau những ý nghĩa bề nổi của những câu chuyện về “call boy, call girl” ầm ĩ trên mặt báo, sự thật không phải lúc nào cũng được phơi bày một cách toàn vẹn và đơn giản, dễ hiểu như chúng ta lầm tưởng. Trong thế giới của sự đổi chác, mà nhất là đối với các “teen boy” học nhau đi làm “trai bao”, ở thế giới đó không chỉ có tiền bạc, nụ cười, mà còn có cả nước mắt, buồn đau…

Con đường duy nhất của chú hươu non

Mở đầu phóng sự bằng một cuộc trò chuyện với N (hotboy_19xx.., 19 tuổi, sg), N chọn một góc nhỏ khá im lặng trong một quán café quen thuộc giữa trung tâm thành phố. Tính N khá trầm, nhưng khuôn mặt thì đẹp như hoàng tử Hy Lạp, mắt đeo lens màu xanh lam, tóc xõa một mái hàn quốc, da trắng, môi hồng, nếu là một sinh viên đại học bình thường, hẳn N là kiểu mẫu Hotboy của vô số bạn gái trong lớp, đó là chưa kể anh chàng có một giọng nói rất dễ thương, hát hay và nụ cười quyến rũ…


Một thông tin "rao bán" chính bản thân mình của call boy trên một diễn đàn.
Nhưng N không phải là sinh viên, tâm sự: “Mình là trai bao. Giờ thì mình có thể nói thẳng ra điều đó, với bạn bè của mình, vì ai cũng biết điều đó. Mình cũng sẵn sàng chấp nhận những lời dè bỉu từ những ánh mắt xa lạ. Những ngày đầu tiên đến với “con đường” này, đêm nào mình cũng khóc hết nước mắt, cũng không biết tại sao mình lại sa vào chốn này. Giờ thì đã quen hơn, và chai lì với cuộc đời.”

N kể: “Ba mình mất sớm, mẹ dưới quê tảo tần nuôi mình và nhỏ em gái ăn học. Mình lên SG được nửa năm thì mẹ bệnh nặng lắm, nhỏ em phải vừa học vừa làm tự nuôi mình, rồi còn chăm mẹ nữa. Có nhiều lúc muốn bỏ học về quê chăm sóc mẹ, nhưng nghĩ lại về quê rồi thì làm gì, kiếm đâu ra tiền nuôi mẹ, cố lắm cũng chỉ bữa rau bữa cháu cho qua ngày, rồi tương lai ra làm sao? Mình quyết định ở lại SG, chạy đôn chạy đáo, hỏi khắp bạn bè tìm việc làm thêm, chạy bàn, rửa chén, mình làm hết. Phần vì chưa quen không khí ở đây, phần vì từ nhỏ ít làm chuyện nhà, mình đuối lắm. Lúc đó, tương lai mù mịt, chẳng biết làm sao…

May đâu có thằng bạn, chỉ cho xin việc làm ở một quán café hạng sang, ở đó toàn khách doanh nhân, giàu có, nói chuyện rủng rẻng. Đặc biệt ông chủ rất thương mình, cứ vài tháng lại tăng lương một lần, coi mình như em, hay dẫn đi chơi, mua sắm này nọ, giúp mình tìm một chỗ trọ ổn định, thỉnh thoảng còn gửi tiền về “mua thuốc cho mẹ”, lúc đó mình ngốc lắm, đâu biết người ta có ý gì, chỉ biết có người giúp đỡ là mừng quá trời…

Được một thời gian, chuyện gì đến cũng đến, một ngày nọ ông chủ chính thức…nói thẳng với mình, rằng ông ta…yêu mình, và muốn mình thành “người tình” của ông ấy, mình shock đến nỗi suýt chạy ra khỏi cái quán ấy. Nhưng ông ta lại vẽ ra cái viễn cảnh, hết tiền, không chỗ ở, không việc làm, không ai nuôi mẹ. Mình lại xiêu lòng. Và từ đó..”

Câu chuyện của N vẫn còn dài, nhưng vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy đó chính là cái bẫy, mà rất nhiều “call boy” tuổi teen hiện nay đang mắc phải. Bỏ thì thương, vương thì tội, những gì mà bạn ấy làm không hề đáng trách, có đáng trách, là trách những người đã lợi dụng tình cảm ấy để mua chuộc tình cảm của những tâm hồn còn đang trẻ. Chính những điều ấy, đã là một con đường độc đạo duy nhất, bắt những bạn như N phải theo đến suốt cuộc đời…



About me: 300,000/ shot, 400,000 / đêm???
Những con thiêu thân tự nguyện….

Khác với N, khuôn mặt đẹp tự nhiên và hiền lành, T.T (20t, DHKT) trong buổi nói chuyện cứ 5 phút lại nghe điện thoại một lần, hồn nhiên…"hẹn khách” trước mặt tớ, nói chuyện rất thoải mái và có đôi chút…giang hồ. T bảo: "Ngày xưa mình cũng hiền lắm, nhưng hiền quá thì bị đời ăn hiếp. Bạn bè mình chỉ có vài mạng thôi, thấy mình làm nghề này, lại suốt ngày …chửi thề nên tụi nó tránh xa hết. Mình cũng buồn tý, rồi thôi."

T kể đêm nào cũng dạo ít nhất 2, 3 sàn nhảy để tìm khách, với khuôn mặt đẹp rắn rỏi, nam tính, T dễ dàng thu hút được nhiều đối tượng mà mình để mắt đến. Làm quen, trò chuyện, rủ đi uống nước và…ngã giá, quy trình ấy như là một thói quen hàng ngày của cậu trai trẻ 20 tuổi này, và anh chàng kể về nó như thể chẳng có gì quan trọng lắm.

T còn bảo: "Khách của mình đa số là doanh nhân hạng sang, có người có học vị Thạc Sỹ, Tiến Sỹ đàng hoàng. Có người còn có vợ, có con, hồn nhiên khoe với mình mấy chuyện đó. Mình thấy tởm thật, nhưng cũng nói nói cười cười để chiều lòng khách. Có đôi lúc nghĩ lại thấy mình làm nghề này…quá ác, có khi một tay mình phá vỡ hạnh phúc gia đình người ta không chừng."

Khi được hỏi tại sao làm nghề này, T nói thẳng: "Mình là gay thật, ngày xưa cũng vì còn nhỏ, ham chơi quá, nên sa đà vào mấy chuyện này. Đi chơi vũ trường nhiều, thỉnh thoảng lại nghe một lời mời gạ gẫm, thấy bùi tai, lại được tiền, nên mình thử. Thử một vài lần thì dứt ra không được, có tiền sướng quá mà. Nên theo nghề luôn. Mình còn có 2, 3 đứa bạn thân cũng làm nghề này, đứa nào cũng điện thoại xịn, xe xịn, được ăn sung mặc sướng, không đứa nào có ý định bỏ nghề, mặc dù biết nghề này cay đắng lắm. Nhưng nghề này nó như thuốc phiện vậy, khó cai…"

Chưa hết bàng hoàng vì những thông tin động trời đó, bọn tớ còn biết được ngoài những vị khách gay lớn tuổi, T còn tiếp cả các….quý bà sồn sồn, thỉnh thoảng vẫn hay gạ gẫm cậu, ban đầu thấy không có cảm giác gì nên từ chối, sau này thấy tiền nhiều quá cũng liều mình, riết rồi quen, ai T. cũng tiếp….


Đến "chào hàng" bằng wc.
Nhập nhoạng ánh hào quang…

Chưa tin vào những gì “tai nghe”, bọn tớ quyết định phải “mắt thấy” một lần, nên quyết định nhập nhóm cùng T và một vài “đồng nghiệp” đến một vũ trường nọ. Đúng như dự đoán, tại đây hầu hết chỉ tập trung chủ yếu những anh chàng thuộc “giới tính thứ ba”, thỉnh thoảng có một vài bạn nữ, chắc đi chung với nhóm quen. Có những bạn nhìn mặt rất trẻ con, độ khoảng 14, 15 tuổi cũng ngồi vắt chân lên ghế, sang sảng gọi những thứ nước uống sang trọng và đắt tiền. B.H (21 t, kool_baby_xxx..), cho biết dân trong nghề thường có những ký hiệu đặc thù, để những ai có “nhu cầu” có thể dễ dàng nhận ra, đến làm quen và chỉ với 1, 2 câu là có thể ngã giá được ngay. B.H từ chối tiết lộ đó là ký hiệu gì, chỉ nói nếu là người thường xuyên tìm “hàng” sẽ biết ngay, mà thực ra những người hành nghề như B.H cũng chỉ liên lạc qua điện thoại là chính, đi sàn chỉ để nhảy nhót cho khuây khỏa và tán chuyện…

Phải mắt thấy, tai nghe mới biết những sàn nhảy “đặc thù” này có nhiều teen boy đến cỡ nào, nhỏ con có, ốm yếu có, cao to như siêu mẫu cũng có, tập trung đủ mọi thể loại ăn mặc từ phong cách Harajuku, Unisex cho đến đồ….học sinh. Chưa có một con số thống kê chính xác nào cho biết bao nhiêu phần trăm trong số ấy thực sự đến những chỗ như thế này để vui chơi, và bao nhiêu phần trăm là để tìm “đối tác”…

Phần 2: Những góc khuất đau đớn.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)