Nghệ thuật sống 2010-03-25 11:37:38

Qua hai thế kỉ vẫn "yêu" nhau cuồng nhiệt- chuyện cổ tích thời hiện đại


Tình cảm của họ vẫn thắm thiết như những người còn trẻ. (Ảnh minh họa).
[size=1]
[/size][size=2] Qua hai thế kỉ làm vợ chồng với nhau nhưng họ vẫn yêu nhau thắm thiết. Họ vẫn hò đối đáp với nhau những lời đường mật.[/size]
[justify]Gần thế kỷ trước, họ đã vượt lên thiên kiến xã hội để chung sống với nhau. Trải qua bao thăng trầm, ông đã 110, bà 86 tuổi vẫn yêu thương, chăm sóc nhau như thuở nào.[/justify]

[justify]Ông tên Lê Văn Nhạc, còn người vợ mà ông hết mực yêu thương là bà Nguyễn Thị Phương. Vợ chồng ông hiện đang sinh sống trong căn nhà lá nhỏ, đơn sơ nơi đồng ruộng xa xôi, heo hút ở xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai).[/justify]

[justify]Câu hò đối đáp nên duyên vợ chồng[/justify]

[justify]Ông Nhạc sinh ra đúng năm mở đầu của thế kỷ 20 trong một gia đình đông con, nghèo rớt mồng tơi, phải bỏ xứ đến vùng đất xã Long Tân bây giờ để cày thuê cuốc mướn. Thời đó, hôn nhân phải theo môn đăng hộ đối, vì nghèo quá nên đến 40 tuổi ông Nhạc vẫn chưa lấy được vợ.[/justify]

[justify]Thời đó, trong các đám cấy, gặt lúa, thanh niên nam nữ thường hát hò đối đáp với nhau. Qua những lần hát hò đó, ông Nhạc đã thầm để ý, thương yêu cô gái xinh đẹp, tuổi đang độ trăng rằm vừa hát hay, cấy giỏi, biết may vá, đó chính là bà Phương. Bà Phương cũng cảm mến người tá điền lớn tuổi qua những câu hò đầy ẩn ý. Họ yêu nhau, thề non hẹn biển nhưng gia đình bà Phương phản đối quyết liệt. Gia đình giàu có, nhiều đất nhất nhì trong vùng nên khi ông Nhạc nhờ người tới xin hỏi cưới, cha bà đã không chấp nhận.[/justify]

[justify]Vượt qua thiên kiến xã hội, hai ông bà quyết một lòng hướng về nhau. Bà Phương nhất định từ chối mọi cuộc hôn nhân gia đình sắp đặt. Kháng chiến Nam Bộ bùng lên, ông Nhạc theo Việt Minh, bà Phương cũng tham gia theo. Bà Phương nhớ lại: “Khi đó tui cũng không biết cách mạng là gì, ổng đi đâu tui theo đó. Biết nghề may vá, tui may áo, quyên góp, vận động bà con trong làng góp gạo, thức ăn nuôi bộ đội. Trong thời gian này, tổ chức đã kết duyên cho vợ chồng tui”.[/justify]



Bà Phương vẫn chăm cho ông Nhạc từng miếng cơm, giấc ngủ.


[justify]Lấy chồng nghèo không có một tấc đất cắm dùi, bà Phương phải buôn bán, chăn nuôi, may đồ để sinh sống. Khi hai vợ chồng vui mừng chờ đứa con đầu lòng thì không may bà Phương bị sảy thai. Từ ấy, sức khỏe bà yếu hẳn, không thể mang thai được nữa.[/justify]

[justify]Đau khổ vì nỗi đau mất con chưa nguôi ngoai, bà Phương lại ngất lên xỉu xuống khi ông Nhạc bị địch bắt giam ở nhà tù Phú Lợi. Suốt bốn năm ông bị giam, bà một mình xoay trở, vay mượn tiền lên thăm chồng. Chỉ được gặp nhau trong giây lát, hai ông bà không nói được nhiều, chỉ động viên nhau giữ gìn sức khỏe, kiên trung chờ ngày đoàn tụ. Nhớ lại rành rọt từng chuyện, ông Nhạc đưa đôi bàn tay bị tật do những đòn tra tấn và kể: “Suốt bốn năm, chúng dùng đủ cách thức để tra tấn tui. Tui nhất quyết không khai. Sau bao trận đòn, không hiểu sao tui may mắn còn sống để trở về”.[/justify]

[justify]Trăm tuổi vẫn hò đối đáp[/justify]

[justify]Sau này, ông Nhạc được ra tù, hai vợ chồng ông nhận một đứa con nuôi, cùng nhau làm ruộng vườn sinh sống. Người con nuôi nay đã hơn 50 tuổi và sống riêng nên chỉ có hai ông bà trong căn nhà lá đơn sơ. Cuộc sống vất vả nhưng ông bà luôn yêu thương, chăm sóc cho nhau từ miếng ăn, giấc ngủ.[/justify]

[justify]Ông Nhạc vẫn trìu mến gọi bà Phương là bà xã. Những lúc rảnh, ông Nhạc vẫn thường ngồi bên cánh võng hát lại những câu hò đối đáp năm nào đã se duyên: “Phải chi anh hóa đặng con dơi. Bò lên đáp xuống ở nơi em nằm”. Bà Phương cười móm mém đáp lại: “Phải chi em hóa đặng con tằm. Leo lên cổ áo đặng nằm với anh”.[/justify]

[justify]Ông khoe năm nay vui hơn vì điện lực biết chuyện về ông bà đã xuống kéo điện để thắp sáng một bóng tuýp trong nhà. Ông Nhạc cười móm mém: “Mắt hai vợ chồng tui đều đã mờ, bấy lâu thắp đèn cầy, giờ có ánh điện sẽ đỡ cực hơn cho bà xã mỗi tối”.[/justify]

[justify]Người già chăm chút giữ đồ xưa[/justify]

[justify]Trải qua bao thăng trầm, ông Nhạc vẫn còn lưu giữ mấy đồ vật có từ thế kỷ 19 hay nhiều loại tiền xưa. Trong số đó, ông tâm đắc nhất là chiếc mâm đồng to với bộ chân gỗ quý được thiết kế có thể xếp lại gọn gàng. Chiếc mâm này được đúc bằng đồng nguyên chất, trên mặt khắc những đường nét hoa văn hình con nai, con chim.[/justify]

[justify]Ngoài ra, ông còn giữ một bảo vật là chiếc thuyền rồng bằng gỗ trắc. Trên đầu rồng chạm khắc những mái đình bên trong có kiệu vua, quân lính cũng được người thợ trạm trổ điêu luyện, tinh xảo. Ông Nhạc còn cất giữ cẩn thận một chiếc túi để mấy tờ giấy đi đường thời tham gia cách mạng, một xấp tiền Đông Dương. Ông Nhạc kể: “Sau nhiều lần di dời vì chiến tranh, khó khăn lắm vợ chồng tui mới giữ được chúng tới bây giờ”.[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)