Tình yêu - giới tính 2010-08-16 18:15:04

Quan niệm mới: con gái cũng được quyền thử; sướng nhẩy!!!


[size=4]Chờ có bầu mới cưới vì sợ 'súng điếc'[/size]

Nhiều cô dâu được mong đợi có bầu trước khi cưới (Ảnh minh họa)
35 tuổi, xinh đẹp, giàu có, và từng có vài ba mối tình nhưng Chi Mai vẫn chưa kết hôn, bởi "chưa anh nào làm tớ có bầu".

Giải thích về lý do lạ lùng này, Chi Mai, trình dược viên đang làm việc cho một hãng dược lớn, tâm sự: "Ngày trước trẻ thì thích yêu đương, chỉ nghĩ người yêu mình là nhất, nhưng đến tuổi này rồi thấy con mới là quan trọng. Lấy nhau về mà không có con thì ngồi không nhìn nhau à, chán chết".

Chính vì thế, chị Mai đã "thử" hết anh này đến anh khác mà vẫn chưa quyết định dừng chân ở đâu, bởi chưa ai giúp chị thực hiện được mong mỏi có thai. Chị Mai đã đi khám sản phụ khoa và được bác sĩ cho biết "máy móc ổn cả", nên chị cho rằng, mình chưa có gì chắc chắn là tại "đối tác" có vấn đề.

Sắm được căn hộ chung cư nho nhỏ ở Việt Hưng, Hà Nội, anh Tùng, 32 tuổi, kỹ sư cơ khí tại Gia Lâm quyết định cho thuê nửa năm để lấy tiền sắm thêm đồ đạc. Còn anh dọn đến ở nhà trọ với bạn gái, sống như vợ chồng, chờ cuối năm rước nàng về dinh.

Người yêu anh cũng quê tỉnh lẻ, đã tốt nghiệp đại học nhưng chưa xin được việc làm. Ai bàn tán vào ra về việc nàng chưa có nghề nghiệp, Tùng đều gạt đi bởi anh xác định mình mới là người làm kinh tế chính trong nhà, còn nàng chủ yếu "tề gia nội trợ".

Tùng đi hợp tác lao động ở Nhật về nên khá thoáng trong chuyện quan hệ trước hôn nhân. Thậm chí hai người còn quyết định "thả" để mau chóng có tin vui, và nếu có bầu thì sẽ làm đám cưới ngay. Bố mẹ anh cũng đã chọn sẵn ngày tháng đẹp, chỉ chờ đôi trẻ thông báo chính thức.

Nhưng hai tháng nay, hàng xóm thấy anh có vẻ trầm tư, và việc cưới xin cũng bị lừng chừng hoãn lại. "Cũng 'làm việc' ác chiến lắm mà chả thấy có động tĩnh gì ông ạ, nhỡ cô ấy 'điếc' thì gay!", một ngày nọ, lời tâm sự của Tùng với anh hàng xóm đã khiến mọi người hiểu ra vấn đề.

Tuy nhiên, anh không dám nói chuyện ấy với bố mẹ vì sợ các cụ sẽ lo, và bản thân cũng rất lúng túng vì không biết có nên đưa nàng đi khám hay không, vừa sợ nàng giận, lại sợ nhỡ vấn đề ở "mình".

Là con trai một trong gia đình giàu có ở Thanh Oai, Hà Nội, Quân được bố mẹ "bật đèn xanh" về việc "ăn cơm trước kẻng" với bạn gái vì theo các cụ thì: "Giờ chỉ sợ chúng nó lấy nhau về vài năm vẫn cứ trơ ra đấy, chứ có bầu trước càng phúc". Và cũng chính vì lý do này, mà mỗi khi Quân dẫn bạn gái về ra mắt, mẹ anh không hay để ý đến "mặt tiền" của cô gái mà chăm chăm xem xét "mặt hậu" xem tiềm năng sinh nở của nàng dâu tương lai.

Lây nỗi lo từ bố mẹ, khi tìm được cô gái ưng ý, sau vài tháng hẹn hò, Quân thuyết phục người yêu cho "thử" trước và anh "làm việc" đều như vắt chanh mỗi ngày vì mong sớm có tin vui. Nhưng, 5 tháng sau bạn gái vẫn chưa có gì, anh chàng bắt đầu sốt ruột và có ý định ngãng dần. Bố mẹ anh cũng tỏ ra không còn nhiệt tình, niềm nở với con dâu tương lai như trước nữa.

Đúng lúc Quân có ý định chia tay thì người yêu báo tin có thai. Anh chàng vừa mừng, vừa lo. "Quái, lúc mình 'chiến đấu' hăng say thì không thấy gì, đến khi lơ là lại dính ngay. Không biết…". Tuy vậy, Quân và cả gia đình vẫn háo hức chuẩn bị đám cưới, có điều, cô dâu vì quá nghén, không ăn uống được mấy, lại nôn mửa suốt ngày, người xanh rớt, nên niềm vui của họ hàng hai bên cũng giảm đi phần nào.

Nói về hiện tượng cố gắng có bầu trước khi cưới của không ít đôi cũng như mong muốn "tậu trâu có nghé" của các bậc phụ huynh hiện nay, chuyên gia tư vấn tâm lý Trần Thị Hồng Hà, Trung tâm tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình thuộc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam cho rằng, đây là một sự thay đổi của xã hội, thể hiện sự tôn trọng quyền cá nhân nhiều hơn, không quá lệ thuộc vào dư luận. Tuy nhiên, bà cho rằng, việc này mang lại những hệ lụy tiêu cực hơn là tích cực.

Nhà tâm lý cho biết, nếu đã là vợ chồng, khi cảm thấy khó có con, các đôi thường cùng nhau cố gắng khám tìm nguyên nhân và cách chữa trị, còn nếu chỉ là yêu đương, nhất lại là những tình yêu chưa đủ lớn, người ta có thể sẽ bỏ cuộc ngay sau một thời gian "thử" mà không thấy kết quả, trong khi rất có thể lý do là từ phía người chủ động. Và khi đó, "nửa kia" sẽ bị tổn thương và thiệt thòi rất lớn.

"Khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân cả hai là cách tích cực hơn mà các bạn trẻ có thể thực hiện để chuẩn bị bước vào cuộc sống gia đình, biết được 'tiềm năng' hay 'nguy cơ' của cả bản thân và bạn tình. Nếu kết quả tốt, hai người có cơ hội sinh con cao và không phải lo lắng nhiều. Nếu kết quả không tốt, cả hai thẳng thắn đối mặt xem có thể cùng nhau tiếp tục cố gắng, tìm cách khắc phục hay chấm dứt. Như vậy sẽ tích cực hơn là dùng phép 'thử' để lấy hay bỏ", chuyên gia chia sẻ.

3blingeye3 3blingeye3 3blingeye33aha3 3aha3 3aha3
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)