Trong bộ sách cải cách về giáo dục giới tính này có một chương liên quan tới nội dung “Con từ đâu đến” gồm những hình ảnh minh họa giới thiệu khái niệm về quan hệ tình dục, và đây chính là phần gây chú ý nhất trong bộ sách.
Nhiều phụ huynh cho rằng những ngôn từ miêu tả gây sốc như vậy sẽ kích thích trí tò mò của con trẻ, ngoài ra điều khiến họ bức xúc hơn chính là những hình ảnh minh họa mà theo nhiều người đánh giá là “trần trụi không khác gì hoạt hình sex”.
Một chuyên gia giáo dục của Trung Quốc phê phán rằng đây là hiện tượng bắt chước các nước phương Tây nhưng lại không biết cách chọn lọc và truyền tải các kiến thức về giáo dục giới tính.
Một giáo viên tiểu học đã bênh vực cho những hình minh họa giáo dục giới tính bị coi là phản cảm trên: “Rất nhiều học sinh tiểu học đều thắc mắc rằng con từ đâu đến, nếu như không giải thích cho các cháu một cách thực tế thì chẳng mấy chốc các cháu sẽ tìm tới những văn hóa phẩm đồi trụy để tự khám phá điều đó. Bởi vậy mục đích của những hình vẽ này là nhằm giải đáp những nghi ngờ của con trẻ, hình tượng hóa để các cháu hiểu vấn đề”.
Có lẽ với quan niệm và truyền thống của người Á Đông thì việc giáo dục giới tính sao cho chân thực nhưng vẫn phải khéo và hiệu quả vẫn là vấn đề đầy tính tế nhị và nan giải.
TIGÔN
Theo Bưu Điện Việt Nam