Ảnh minh họa Những cặp "vợ chồng" SV - Cave
Cùng với những đôi sống thử đã và đang là trào lưu, là… mốt, thì ở các làng sv, khu xóm trọ bây giờ cũng có rất đông các cặp "vợ chồng" theo kiểu: "chồng sv, vợ cave".
Tại các khu xóm trọ, sv ở lẫn với cave, người đi buôn bán, đi là là thường tình. Với những nam sv, phần lớn họ ở quê lên nên điều kiện kinh tế rất eo hẹp, bởi bố mẹ quá vất vả mới có tiền cho con ăn học nơi thành phố với mức sống quá đắt đỏ. Sự sa ngã khi con người ta túng, đói là rất dễ xảy ra. Không ít nam sinh viên cũng không thể cưỡng lại vị ngọt…của sắc đẹp và sức mạnh của đồng tiền cũng cuộc sống phong lưu nơi đô hội. Họ đã lao vào tình trường một các chóng vánh mà … tiếng gọi, sự "chủ động" tới từ phía con gái. Ai cũng biết rằng, tâm lý của các ả cave là cũng cần có một chỗ dựa về tinh thần để mỗi ngày, đêm sau các cuộc “mây mưa” ngoài xã hội, khi trở về căn phòng trọ, họ cũng thấy bóng dáng của người đàn ông để sẻ chia, ôm ấp, vỗ về.
Không ít các chàng nam sinh viên ở tỉnh lên bị “đặt vào tầm ngắm” của cave. Được cưng chiều, quan tâm, được đầu tư về tiền bạc và đặc biết là được hưởng thụ hương sắc của tình yêu thoải mái… hẳn khó lòng ai có thể từ chối (?!). Nguyễn Văn T, nam sv năm thứ 2 của một trường đại học danh tiếng, quê ở Hà Giang, đã bị “bắn rụng” như vậy bằng “viên đạn” là một ả cave trẻ đẹp, quê miền Tây Nam Bộ, sống ngay sát cạnh phòng trọ của T. Hai người sống tại một khu xóm trọ thuộc phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Mới đầu T cũng không để ý tới sự quan tâm, thiện cảm của H – tên cô gái, dần dần sự gần gũi càng được củng cố khi H liên tục giúp đỡ T về vật chất, tiền bạc. Những khi chủ nhà đòi tiền phòng, H đều đóng hộ cậu. Nhiều lúc tiền ăn không còn, H cũng đưa cho T mà không cần có cam kết vay mượng nào cả. Những buổi ăn uống tập trung, rồi những hôm đi chơi tối cùng về…..đã dẫn họ tới tình yêu lúc nào không hay, mà ngay đến T cũng thấy quá bất ngờ. Thế là họ dọn sang sống cùng phòng với nhau để bắt đầu cuộc sống “vợ chồng”.
Cùng dãy trọ với T, có N, sv Đại học GT. Thấy bạn có cuộc sống “vợ chồng” sung túc và thấy T có xe máy đi, tiền tiêu rủng rỉnh, quần áo hàng hiệu… nên N cũng siêu lòng trước sự “tấn công” mãnh liệt của cô gái cùng xóm trọ, xinh đẹp, làm nghề… gái đã 3 năm. Cuộc sống nghèo khó, với các bữa ăn đói, mì tôm úp của N bắt đầu chia tay khi cậu ta dọn sang sống cùng phòng với “vợ”. Cũng như T, N cũng có cuộc sống vương giả bằng tiền mà người “vợ” hàng đêm đi bán chính bản thân mình. Ngay cả khoản tiền “còm” bố mẹ gửi lên hàng tháng, N. cũng “alo về thông báo…cắt luôn vì: “ở trên này đi làm thêm con có tiền rồi!”.
Sẽ thật khó lòng đưa ra một con số thống kê về các cặp “vợ chồng” sống theo kiểu sv – ca ve, song tôi có thể nói rằng con số đó là rất nhiều. Kiểu tình trường theo cách được “bao” cung phụng thường để các nam sv lao vào nhanh chóng mà không cần suy nghĩ gì hết. Họ a dua nhau vì trước mắt muốn hưởng thụ. B, sv chuyên ngành xã hội của ĐH KHXH & NV đã rất thật thà bảo: “Sống với cave sướng chứ sao! Nó đi làm nuôi mình, mình chẳng phải làm gì mà vẫn có tiền tiêu, cái mình mất chẳng qua là tí… tình, mà đàn ông cái thứ đó cho bao nhiêu cũng có thiệt gì đâu chứ…”.
Cái giá phải trả… không rẻ
Vâng! Đại đa số các nam sv khi bắt đầu cuộc sống “chồng – vợ” với cave họ chẳng bao giờ nhìn về tương lai, sự nghiệp ở phía trước. Trước mắt họ chỉ là cuộc sống an nhàn, hưởng thụ tiền bạc, tình ái theo kiểu Tây hóa. Người ta thường bảo rằng “Cái gì cũng có cái giá của nó”. Điều này hẳn không bao giờ sai với các chàng sinh viên sống cặp cùng cave, bởi đối với cave họ có thể không mất nhiều lắm, vì cái quý giá nhất trên đời họ đã mất rồi, nhưng với các ông “chồng” là sinh viên thì cái giá mà họ phải trả là không rẻ chút nào, nếu không muốn nói là quá đắt đỏ với nhiều người. Ngay như T, mà tôi đã nhắc ở phần trên bài viết này, sau hơn một năm chung sống cùng “ vợ” là một ả cave trẻ hơn, đẹp hơn và cuộc sống của T vẫn buông thả phó mặc cho dòng đời đẩy đưa…
Không may mắn như T là còn được lưu ban học lại, A. sinh viên Đại học…H còn bị đuổi học thẳng thừng khi suốt cả năm học A chỉ đến lớp có…15 buổi. Thời gian đáng lẽ A phải tới trường để trau dồi kiến thức cậu ta dành hết cho các trò chơi game, đánh lô đề, chơi cá độ bóng đá, các cuộc du hý rượu chè thâu đêm suốt sang…Nhiệm vụ chính của A là phải đưa đón “vợ” hơn mình 4 tuổi đi làm ở các nhà hàng, khách sạn và những nơi nào cần …hàng “alo” gấp. Nghe đâu, người tình của A là một mỹ nữ chân dài, từng học múa, nên cái giá mà mỗi lần ả đi khách không bao giờ dưới…một “quả”.
Bị “đứt gánh” sự nghiệp học hành như vậy, nhưng A đâu có mảy may buồn phiền hối hận. A bảo “kê, nay mai về xin ông bà bô vài trăm quả để mở coogn ty, hay nhà hàng kinh doanh gì đó là xong, chứ học Đại học ra trường thất nghiệp đầy rẫy chứ có hơn đâu…”. Sẽ chẳng có lời bình luận nào về A nữa bởi suy nghĩ, quá thiển cận. Cậu ta không biết rằng nguyên nhân của sự trượt dài nơi đô hội kia chính là từ khi cậu ta “dính” vào cave…
Thực tế cho thấy hầu như tất cả nam sinh viên bước vào cuộc sống “vợ chồng” cùng cave thì sự nghiệp đèn sách của họ đều không đứt gánh thì cũng dở dang, Nhiều người trước đất là sinh viên giởi thì về sau sức học giảm xuống một cách thảm hại. Thế không phải là cái giá phải trả sao? Rồi nữa, cave thường dính vào nghiện hút, “cắn” thuốc lắc thì thế các ông “chồng” cũng khó long…đứng trước sự cám dỗ của “vợ” và thế là không ít các cặp “vợ chồng” cave đều nghiện ngập để rồi than tàn, ma dại và bản án… tử hình đang treo lơ lửng trên đầu họ…