[justify]Thầy giáo coi trường là nhà, trò là con, đồng nghiệp là anh em[/justify]
[justify]Thầy Dương Kiến năm nay 59 tuổi, xuất thân từ thầy giáo dạy thể dục của trường. Do thân mang nhiều bệnh nên đồng nghiệp đã khuyên thầy về hưu từ năm 58 tuổi. Nhưng vì lo lắng cho chất lượng giáo dục của nhà trường nên thầy không quản bệnh tình hàng ngày vẫn tới trường làm việc.
Người dân quanh vùng cho biết gia cảnh nhà thầy rất nghèo, kể từ khi còn là một thầy giáo dạy thể dục cho đến ngày lên làm hiệu trưởng thì thầy luôn là người đến trường sớm nhất, ra về muộn nhất.[/justify]
Đám tang thầy giáo Dương Kiến
[justify]Vào giờ giải lao, thầy chủ động xuống sân gần gũi nói chuyện với các em học sinh. Cùng học trò tham gia các hoạt động trồng cây, vệ sinh trường học. Nhìn vào không ai nghĩ rằng người đàn ông ăn mặc giản dị, quần áo cũ sờn, đang vui đùa với các em nhỏ trong trường lại là thầy hiệu trưởng nổi tiếng trong vùng.
Năm 2011, một lần trên sân chơi đùa cùng học trò, một em học sinh lớp 5 tên Hà Tiên Phàm đột nhiên phát bệnh lăn ra đất, kêu rên đau đớn. Thầy Dương lo lắng, tá hỏa gọi xe đưa đi cấp cứu. Tới nơi bác sĩ yêu cầu em Hà phải nhập viện theo dõi, thầy Dương về nhà gom góp toàn bộ số tiền tiết kiệm được gần 1000 NDT (khoảng 3 triệu đồng) mang tới nộp viện phí thuốc thang cho học trò.
Ngày ngày lui tới hỏi han thăm nom bệnh tình của em. Biết học trò Phàm nhà nghèo, chỉ có hai bà cháu nuôi nhau nên thầy Dương một mực không nhận tiền bà nội Phàm trả. Đến khi Phàm ra viện, hai bà cháu dắt díu nhau đem 10 quả trứng gà ở nhà mang tới biếu thầy, nói mãi thầy mới chịu nhận.
Trên bàn làm việc của thầy Dương luôn được đặt hai quyển sổ, một quyển ghi tên những học sinh nghèo trong trường, một quyển ghi rõ gia cảnh, hoàn cảnh của những học sinh nghèo như thế nào. Học sinh trong trường của thầy phần lớn thuộc diện khó khăn. Bởi thế thầy không quản ngày đêm tìm hiểu và đi xin trợ cấp cho gia đình học sinh. Nhiều gia đình nhờ có khoản trợ cấp của thầy mới yên tâm để con em tiếp tục được đi học.
Đội ngũ giáo viên trong trường Bắc Độ phần lớn gia cảnh đều khó khăn, thầy Dương coi toàn thể giáo viên như anh em trong nhà, sẵn sàng chia sẻ khó khăn cùng họ. Trong trường ai gặp hoạn nạn thầy luôn là người đầu tiên đến an ủi. Một đêm đông lạnh giá năm 2011, một thầy giáo trẻ trong trường bị sốt cao, vì chưa có gia đình nên thầy Dương đã không ngại đêm hôm rét mướt đến nhà đưa đồng nghiệp đến viện.
Mấy năm trước có vài giáo viên trẻ ở tỉnh khác được phân công đến trường Bắc Độ thực tập. Vào dịp ngày lễ không kịp về nhà, thầy Dương đã tự tay vào bếp nấu cơm, mời họ đến nhà ăn cơm hưởng không khí ấm cúng gia đình. Bữa cơm đạm bạc của thầy đã khiến họ nguôi ngoai nỗi nhớ nhà.
Dũng cảm hy sinh vì học trò
Chiều ngày 15/1/2011, một nhóm em học sinh đang tập thể dục trên sân bỗng có một kẻ lạ mặt đột nhiên trèo qua tường đột nhập vào trường. Trên tay hắn cầm chiếc kéo sắc nhọn lao tới tấn công các em nhỏ. Một học sinh tên là Vương Trấn Vũ, 9 tuổi bị trọng thương.
Khi nghe tiếng kêu cứu thất thanh của cô giáo dạy thể dục, thầy Dương đang sửa mấy vòi nước trên tầng 2 liền bỏ dở chạy xuống. Thấy kẻ lạ mặt đang đánh đuổi đám trò nhỏ thầy hô to và lao tới đuổi bắt hắn. Kẻ lạ mặt thấy người tới liền bỏ chạy bằng cổng chính ra ngoài đường, thầy Dương tiếp tục đuổi theo sau vì lo sợ hắn sẽ gây án mạng.
Trong lúc giằng co hung khí với kẻ cuồng loạn thầy đã bị hắn đâm trúng phần đầu và ngã gục xuống mảnh ruộng cách trường 200 mét. Sau đó hung thủ lập tức bỏ chạy. Dân tình xung quanh thấy xô xát liền chạy tới, nhưng thầy đã trút hơi thở cuối cùng trên ruộng.[/justify]
[justify]Cả nước thương tiếc tấm gương nhà giáo nghèo mẫu mực[/justify]
[justify]Trên đường đưa thi thể thầy về nhà, mọi người không khỏi xót xa khi thấy bộ quần áo sờn bạc thầy mặc đã sứt chỉ, bàn tay còn lấm lem bùn đất do đang sửa dở vòi nước cho học trò.
Hôm sau, trong lúc các đồng nghiệp thu dọn đồ đạc để lại của thầy Dương họ đã phát hiện ra cuốn nhật ký cá nhân của thầy. Mở đầu trang cuốn số là dòng chữ nắn nót “Giáo dục là tất cả sự nghiệp của mình, các em học sinh cũng là tất cả của cuộc đời mình. Vì sự nghiệp giáo dục mình không hối tiếc gì cả, vì sự trưởng thành của các trò mình không tiếc bất cứ gì cả”. Toàn bộ giáo viên thu dọn đồ cho thày Dương đã giàn giụa nước mắt khi đọc được những dòng tự sự chân thành của thầy.
Câu chuyện thầy Dương hy sinh vì cứu học trò nhanh chóng được truyền thông đưa tin. Khắp nơi người ta đều rơi lệ xót thương thầy giáo nghèo có tấm lòng cao quý. Nhiều người vì cảm phục mà lặn lội đến dự đám tang thầy. Dân chúng khắp nơi tán dương thầy là “tấm gương đẹp nhất” trong ngành giáo dục và hình ảnh thầy sẽ luôn sống mãi để tiếp tục sưởi ấm che chở các em nhỏ vùng quê nghèo hẻo lánh này. ———————————————————————————————————————————————————————————————————————————————— còn đây là giáo viên việt nam——————[/justify]
[justify] [/justify]
Giáo viên tát liên tiếp vào mặt trò (Hình ảnh cắt từ clip)
[size=7]Giảng viên tát HS bị đình chỉ dạy 2 tuần[/size]
Thứ Bẩy, 19/01/2013, 03:37 PM (GMT+7)
[justify]Hiệu trưởng Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM cho biết, cô giáo tát học sinh liên tiếp đã bị đình chỉ dạy 2 tuần.[/justify]
[justify]Trao đổi với PV, PGS.TS Đặng Vũ Ngoạn - Hiệu trưởng Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM cho biết: “Tôi mới đi công tác nước ngoài về, sau đó có biết sự việc. Các phòng ban đã báo cáo với tôi. Sáng nay nhà trường có tổ chức cuộc họp gấp để thu thập thông tin làm rõ sự việc mà báo chí đưa tin về việc cô giáo tát học sinh trong lớp học. Đây là vấn đề nghiệp vụ sư phạm của giáo viên chưa tốt”.
Giáo viên tát liên tiếp vào mặt trò (Hình ảnh cắt từ clip)
Cũng theo ông Ngoạn, việc giáo viên tát học sinh là không đúng, nhà trường đã thống nhất đình chỉ cô giáo 2 tuần.
“Nhà trường đã cho cô giáo viết tường trình, thứ 5 tuần tới chúng tôi sẽ họp lại và có quyết định cuối cùng” – ông Ngoạn nói.
Clip Giáo viên trường thực phẩm tát liên tiếp vào mặt trò (Nguồn Youtube):
[/justify]