[justify] [/justify]
[justify]Đầu tháng 1 năm nay, vì cảm thấy mệt mỏi, buồn chán mà anh Đinh Văn C, quê Nam Định đang theo học trường ĐH Xây Dựng đã rạch tay, mở bình ga để tìm đến cái chết. Trước đó C đã tự tử 1 lần nhưng không thành. Váo tháng 8 năm 2009, bị ông mắng vì cắt kiểu tóc Hiphop, Tuấn- học sinh lớp 9 ở Lộc Bình, Bình Phuớc đã uống thuốc cỏ để tự tử. Vào khỏang tháng 6 năm 2008, do bị mẹ la mắng nên H -15 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình, thành phố HCM đã uống một lượng lớn thuốc Paracetamon để tự tử. Rất may, người nhà đã phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời nên H đã thóat khỏi tay “thần chết”.[/justify]
[justify]Những ví dụ kể trên chỉ là rất nhỏ so với thực tế hiện nay. Lý do để tự tử là do thất tình, kết quả học tập kém, hay đơn giản chỉ là 1 câu nói quá lời của bạn bè, những nguời thân trong gia đình.[/justify]
Ảnh: minh họa |
[justify]Trang chia sẻ: chuyện xảy ra cũng được gần 1 năm rồi, giờ nghĩ lại mới thấy những suy nghĩ lúc đó của mình thật nông cạn, nhưng nguyên nhân để mình tìm đến cái chết cũng do nhiều lý do. Thời gian đó, mình gặp rất nhiều chuyện buồn, mình không có bạn thân, Những chuyện buồn chẳng biết kể cùng ai, mình hay khóc 1 mình, đi chơi, đi ăn, đi café 1 mình, mọi chuyện cứ tích tụ dần dần rồi mình nghĩ cuộc sống mình đúng là vô nghĩa và mình tìm đến cái chết.[/justify]
[justify]Trang tìm đến cái chết bằng cách rạch cổ tay. Được mẹ phát hiện đưa vào bệnh viện kịp thời. Trang được cứu sống. Phải mất 1 thời gian khá dài Trang mới quay lại được với cuộc sống bình thường.[/justify]
[justify]Gia đình khá giả, được bố, mẹ chiều chuộng, chán nản với cuộc sống, thiếu thốn về mặt tình cảm, là một trong rất nhiều nguyên nhân khiến các bạn trẻ ngày nay tìm đến cái chết. Hầu hết những nạn nhân tự tử sau khi đuợc cứu sống đều có căm giác có lỗi với gia đình, bạn bè nguời thân vì đã hành động không suy nghĩ. Nhưng có những nguời, ý định tự tử duờng như luôn thuờng trực trong ý nghĩ của họ và thoát khỏi cuộc sống thực tại là con đuờng duy nhất, chính vì thế sau khi đuợc cứu sống, những nguời này lại tự tử rất nhiều lần.[/justify]
Ảnh: minh họa |
[justify] [/justify]
[justify]Đã đến lúc xã hội không thể làm ngơ trước vấn nạn này.[/justify]
[justify]Theo ý kiến của thạc sĩ tâm lý Trần Văn Thức: Nguyên nhân tự tử ở trẻ thường phức tạp và không dễ dàng phát hiện. Ở trẻ em tự tử không đơn thuần là tình trạng bế tắc trong cuộc sống mà bắt nguồn từ các tác nhân gây chấn động tâm lý diễn ra trong mỗi gia đình. Nếu gia đình quan tâm, chú ý đến diễn biến tâm lý của con em mình và can thiệp kịp thời, giải tỏa tâm lý cũng như áp lực cho trẻ, qua giai đoạn này trẻ sẽ không còn ý định tự tử nữa. Ngược lại nếu không có những hành động can thiệp tích cực, giải quyết đến nơi đến chốn các xung đột, chắc chắn trẻ sẽ tìm đến cái chết ở những lần sau.[/justify]
[justify]Qua nghiên cứu thì thì lứa tuổi tự tử thường gặp nhất là tuổi mới lớn. Tuổi đang có những biến đổi sâu sắc về thể chất và tâm lý, vì vậy khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, tâm sinh lý thay đổi. Vì vậy lúc này cha mẹ cần dành thời gian để gần gũi con cái, tạo nên những định hướng giá trị đúng với chuẩn mực xã hội, tìm hiểu nguyện vọng tâm tư của trẻ, kịp thời cởi bỏ những khúc mắc về tâm sinh lý cho trẻ, không nên vội la mắng, nặng lời với con sẽ dẫn đến hành động dại dột của con trẻ. Tự tử ở giới trẻ là 1 hiện tuợng có thể phòng tránh đuợc.[/justify]