[size=4]Tóc vuốt keo sành điệu và bấm khuyên tai vàng chóe, không chống nổi chiếc Piaggio ET, thằng bé gào lên: “Ơ! điện thoại mình rơi xuống thảm để chân mà đé… mất này. Thật là… vãi l…”. Cả quán café há hốc mồm.[/size]
[size=4]Dân chơi “măng non” không còn xa lạ[/size]
[size=4]Theo P.A (trường HK) thì: “Mấy anh giai này học lớp 6 và lớp 7 cùng đội với nhau, toàn chơi xe đẹp thôi, boy nhà giàu mà”. Nhìn hai cậu bé “lượn” trên con Piaggio ET dán vỏ đen xì sành điệu, nhiều người đi đường lắc đầu tặc lưỡi: “Bố mẹ không biết dạy, cho con cái vào đời sớm quá!”. Ngoài việc đi xe “nổ”, các cậu này còn “ôm cua, bó vỉa, bốc đầu” làm cả sân nhà thờ vào giờ tan trường HK trở thành sân khấu biểu diễn có một không hai, không chỉ các em học sinh xí xào chỉ trỏ mà các anh các chị “đại ca” đang ngồi “vỉa” quanh đấy cũng “nóng mắt” vì chứng kiến cảnh “chơi trội” của hai cậu choai choai mới nhớn.[/size]
[size=4]“Ôii! Các em 9X bây giờ!” - Một bạn nữ sinh năm 90, là sinh viên và thuộc thế hệ 9X đời đầu nên đã cẩn thận xếp mình không còn thuộc nhóm “9X xì tin” chính hiệu nói: “Ngay trong thế hệ 9X giờ cũng có những sự phân biệt: “9X người lớn” thì không thể xếp cùng loại với “9X xì tin” được. Hai loại này dù tự nhận là “dân chơi thế hệ mới” đi nữa thì độ liều vẫn khác nhau. Mặt khác, càng các “đời” sau lại càng có điều kiện hơn để khẳng định cái “tôi” của mình bằng tiền và những tật xấu”.[/size]
[size=4]Một ví dụ là trào lưu xe đạp ruồi kết hoa chăng đèn treo gấu bông vừa kết thúc làm cho phố phường trở lại chút yên bình thì lại xuất hiện các “tổ lái non” mới tập toẹ đi xe máy to gấp đôi, gấp ba người. Cho dù cưỡi trên những “xế yêu” lịch lãm như Piaggio thì các em này cũng biến đường phố trở thành đường đua hết. Chấp nhận liếm vỉa, xòe xe hay bất cứ tai nạn nào, những “măng non” này đã quyết lao về phía trước, “thiêu thân” hơn tất cả lứa anh chị đi trước.[/size]
[size=4]Chẳng còn xa lạ nữa, chỉ cần ngó ngoài đường một chút sẽ thấy không ít mấy “trẻ con” 9x đời sau xuất hiện, mới học cấp 2 nhưng sắm bằng được xe PS, xách cặp chéo LV và diện đôi giầy mũi nhọn kiểu dáng mới nhất của Prada hay Paul Smith, sểnh ra là mơ màng suy tư trong làn khói thuốc Mal điếu dài hàng hiếm. Tuy ngoài cái xe thì mấy thứ còn lại chỉ là hàng fake nhưng mà cũng không hề rẻ tiền, khoảng nửa triệu cho chiếc cặp và nửa triệu cho đôi giầy “ai cũng phải ngước nhìn”.[/size]
[size=4]Những giá trị ảo và thật[/size]
[size=4]Đã qua cái thời 9X “xe mẹ mua, đua mẹ đánh”. Dường như chẳng sợ trời đất gì nữa, không ai quản được mấy “cá tính” nửa mùa, lại ở tuổi tập tọng học đòi, giờ đẳng cấp của “9X bé” là “sặc mùi tiền trên người”.[/size]
[size=4]Viết Sơn, một bạn trai đang ngồi café ở đấy cho biết: “Mấy thằng bé kiểu này còn lập thành hội cũng ghê gớm lắm, đâu thua kém ai, yêng hùng ở khu này phết!” Tiền nhiều, các tật xấu cũng tỉ lệ thuận theo, từ những ngón nghề hút thuốc sành sỏi “la liếm” học được để đem ra diễn, những “bài” nói tục chửi bới trong kiểu cách nói chuyện lạ lùng đậm đặc tiếng lóng bẩn, cho tới những phi vụ giải quyết yêu đương, thù hận đều đã có lưu trong bảng “thành tích” đen để đem ra hả hê kể cho nhau. Ở tuổi ấy, ngoài những lúc “sướng ảo” đó, teen đánh mất những gì?[/size]
[size=4]Độ tuổi 13-15 vốn vẫn được coi là lớp “măng” mọc, mang nhiều ước mơ có ý nghĩa và là độ tuổi khi lớn rồi người ta thường tặc lưỡi tiếc nuối muốn quay lại sống vô tư như thế. Nhưng chính sự quản lý “xuống cấp” của phụ huynh và ảnh hưởng môi trường sống xung quanh đã định hướng lệch lạc cho lứa 9X bé cần rất nhiều sự quan tâm này. Khi thể chất và tâm lý đều chưa phát triển đầy đủ, chỉ cần một hình mẫu đen nào “lảng vảng” xung quanh cũng đủ để lứa “9X bé” lao đao và bị cám dỗ ngay theo.[/size]
[size=4]Nhiều cơ hội để 9X nhà ta va chạm sớm, nhưng bản lĩnh là thứ chúng mình cần để sống cho ra sống, chứ không phải trở thành một “hiện tượng” dễ nổi dễ chìm như những thành kiến đang dành cho thế hệ 9X. Hãy tập phân biệt những giá trị ảo và giá trị thật của con người mình, cố lên teen![/size]
[size=4]Sưu tầm[/size]