Những sự thật gây sốc về cá mập khổng lồ, chim cánh cụt, kền kền ăn cọ… ít ai biết đến.
Sự thật gây sốc là khi nhắc đến cá mập, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ tới những con cá mập khổng lồ ở đại dương. Tuy nhiên, hồ nước ngọt Nicaragua cũng có loài cá mập của riêng nó với
Bạn đừng nghĩ rằng chỉ có Nam Cực và những vùng băng tuyết mới có chim cánh cụt, nhiều vùng ấm áp hơn, thậm chí vùng nhiệt đới cũng có loài này sinh sống. Điển hình là loài chim cánh cụt Galapagos - loài duy nhất được tìm thấy ở phía bắc của đường xích đạo.
Cũng là kền kền với thân hình to lớn, bộ lông đen trắng nổi bật cùng mặt màu đỏ au đáng sợ nhưng kền kền cọ dầu lại được coi là loài ăn chay bởi chúng ăn rất ít thịt thối rữa, thành phần cơ bản trong thực đơn của chúng là hạt cọ.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa động vật độc và động vật có nọc độc. Loài có nọc độc thường tiêm chất độc vào cơ thể kẻ thù bằng cách cắn hoặc chích (như rắn, ong,…); còn với loài độc, bạn chỉ cần chạm vào chúng cũng có thể bị ảnh hưởng nặng nề (như ếch phi tiêu).
Có người tin rằng không nên đụng vào tổ chim bởi chim bố mẹ sẽ không quay về tổ nếu “ngửi” thấy hơi người. Tuy nhiên, đó là một quan niệm sai lầm bởi khứu giác các loài chim tương đối kém phát triển, ngoại trừ kền kền và chim kiwi.
Những con trăn Nam Mỹ (boa constrictor) khổng lồ chắc chắn là loài vô cùng nguy hiểm trong quan niệm của nhiều người nhưng thực chất chúng khác nhiều so với các loài trăn đáng đề phòng khác và không hề nguy hiểm như bạn vẫn nghĩ.
Nghĩ đến vịt, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những tiếng quàng quạc mà chúng phát ra. Nhưng trong thực tế, hầu hết các loài vịt trời đều không phát ra âm thanh này.
Có một số loài giun có khả năng “hồi sinh” khi bị đứt làm đôi nhưng đó không phải là năng lực mà giun đất sở hữu như nhiều người vẫn nghĩ.
Thú có túi ôpôt thường được miêu tả là loài có thể treo mình trên những cành cây nhờ vào cái đuôi cong của nó; tuy nhiên, chỉ có con non mới có thể làm được như thế và cũng chỉ làm được trong nháy mắt.
Songbird được hiểu là những loài chim thuộc nhánh Passeri trong Bộ sẻ, có cơ quan phát âm phát triển đến mức có thể tạo ra tiếng hót phức tạp và phong phú, trong đó có cả các loài quạ.