Chuyện shock 2008-08-21 02:51:55

Sự thật về lời nguyền của Pharaon


Ngày 17.2 vừa qua là tròn 85 năm kể từ ngày đoàn thám hiểm do nhà khảo cổ học người Anh - Howard Carter, mở cánh cửa bí mật ngôi mộ pharaon Tutankhamen, đánh dấu một trong những phát hiện khảo cổ học lớn nhất và nhiều lời đồn đại của thế kỷ 20.

Những cái chết bí ẩn


Tiến sĩ Zahi (giữa) đang xem xét xác ướp vua Tutankhamen khai quật từ ngôi mộ cổ trong vùng thung lũng các vị vua. Ảnh: Reuters


10 năm trước đây, khi kỷ niệm 75 năm sự kiện này, lúc đó có luồng thông tin lan truyền khắp thế giới rằng, không hề có phát hiện khảo cổ nào cả, tất cả là do H.Carter dàn dựng nên. Ngôi mộ hay các đồ vật được cho là quý hiếm đều được các thợ kim hoàn, các nghệ nhân mỹ nghệ thời nay của Ai Cập làm ra cả. Phát hiện khảo cổ lớn nhất thế kỷ 20 dường như cũng được phía Ai Cập biết đó là giả, nhưng vì lý do thu hút khách du lịch, nên Chính phủ Ai Cập làm ngơ hay cố tình che giấu.

Những người dựng nên thông tin trên đã lợi dụng truyền thuyết “Lời nguyền của Pharaon để biện minh cho mình. Theo như lời đồn đại truyền miệng thì tại ngôi mộ của Tutankhamen có tấm bảng bằng đất sét có ghi dòng chữ Ai Cập cổ như sau: “Kẻ nào phá vỡ giấc ngủ của pharaon đều phải chết”. Tại đó cũng có một tấm bùa có ghi dòng chữ: “Ta là người bảo vệ mộ pharaon Tutankhamen. Ta sẽ đánh đuổi những kẻ xúc phạm phần mộ”.

Và theo lời nguyền đó, thì những ai mong muốn tìm và khai quật phần mộ của Tutankhamen đều phải lĩnh những hậu quả thảm khốc. Gánh chịu nỗi bất hạnh đầu tiên là nam tước Carnarvon – người tài trợ cho đoàn thám hiểm của H.Carter. Vào năm 1923, sau khi Carnarvon cùng đoàn thám hiểm mở cửa mộ pharaon Tutankhamen thì ông này bỗng nhiên bị bệnh sốt cao rồi chết mà nguyên nhân không thể xác định được. Đáng chú ý là khi ông mất thì Cairo tự nhiên xảy ra sự cố chập điện nên mất điện toàn thành phố trong vòng 20 phút.

Sau đó do nhiều nguyên nhân thì cái chết cũng đến với nhiều người. Đầu tiên là người anh em cùng cha khác mẹ với Carnarvon, rồi đến người hộ lý của Carnarvon, kể cả con chó nhỏ có tên Susie của vị nam tước ở Anh quốc xa xôi cũng hú một hồi dài và lăn ra chết cùng thời khắc với người chủ của mình.

Những người trong đoàn thám hiểm đã vào ngôi mộ cũng chịu chung số phận. Người thợ chụp ảnh và viên bác sĩ thực hiện việc chụp rơn-gen xác chết của pharaon, rồi đồng nghiệp của H.Carter là nhà khảo cổ Arthur Mace – người tham gia mở cửa mộ lần lượt bị chết sau đó. Vợ của Carnarvon – bà Almina, bị muỗi đốt rồi bị bị nhiễm trùng cũng theo chồng qua thế giới bên kia. Một người khác trong đoàn thám hiểm cũng có bà vợ tự nhiên nhảy qua cửa sổ của một tòa nhà cao tầng tự tử. Vào năm 1929, người ta tìm thấy thư ký của H.Carter là Richard Bethell chết trên giường ngủ. Bác sĩ cho rằng Bethell bị chết do nhồi máu cơ tim mà không đặt thêm các nghi vấn khác. Biết được cái chết của con trai mình, người cha 87 tuổi của Bethell cũng nhảy từ tầng bảy một tòa nhà ở London tự vẫn. Trên đường đưa ông này đến nghĩa trang, chiếc xe tang đã tông vào một em bé…

Howard Caster tại khu mộ của Tutankhamen


Cuộc khai quật mộ pharaon Tutankhamen hoàn tất vào năm 1929, còn Howard Carter chết vào năm 1939. Ông là người cuối cùng trong đoàn thám hiểm gồm 30 người sống “thọ” nhất. Cũng chính vì việc này mà những kẻ độc mồm độc miệng loan tin rằng, Carter cùng với “mafia thân chính phủ” đã âm thầm giết các thành viên trong đoàn thám hiểm, vì họ biết tất cả và không đồng ý với sự dàn dựng giả mạo về ngôi mộ của pharaon.

Không thể giả mạo

Không ít nhà khoa học đặt câu hỏi: Liệu có sự giả mạo đối với một trong những phát hiện khảo cổ học lớn nhất thế kỷ 20? Tiến sĩ – giáo sư nghệ thuật học Andrey Punin ở Saint-Petersburg, Nga - người từng xuất bản 2 cuốn sách về nghệ thuật Ai Cập cổ đại – cho rằng giả thuyết này tuyệt đối là không thể. Ông nói: Nếu như Carter “ranh mãnh và hung bạo” làm giả những đồ tìm thấy được làm từ vàng, đồng (kim loại hiếm, quý của thời đại đồ sắt), rồi ngà voi, đá quý (giống như được trang hoàng khắp tầng hai của bảo tàng Cairo) thì đó là điều không thể. Bởi cả một đội nghệ nhân kim hoàn lành nghề trong vòng 5 năm cũng không thể thực hiện những điều này. Nhưng quan trọng hơn họ không thể và không đủ khả năng làm giả mạo được kiến tạo “tầng văn hóa” của các vị vua Ai Cập cổ đại. Cũng còn một số luận chứng khác, mà trước hết là khi mở hầm mộ Tutankhamen còn có sự chứng kiến của phóng viên báo Time, Anh, phóng viên các đài phát thanh, các nhà làm phim, nhiều nhà khảo cổ học khác, rồi các nhà văn bản học, các nhà hóa học… Nếu như mafia muốn giữ kín việc giả mạo của mình, thì họ cần phải thủ tiêu hết số người này. Nhưng tất cả họ còn sống khỏe mạnh sau sự kiện này.

“Cuộc báo thù” vẫn tiếp tục

Sau hơn nửa thế kỷ phát hiện ra ngôi mộ của Tutankhamen, các phương tiện truyền thông vẫn tiếp tục đưa tin về “Lời nguyền của pharaon”. Vào năm 1972, những báu vật thuộc ngôi mộ vị vua này được đem đến London triển lãm. Một phi công và một kỹ sư của chiếc máy bay chở các báu vật này từ bảo tàng ở Cairo đã bị chết vì nhồi máu cơ tim. Những người khác trong phi hành đoàn thì bị nạn: một người bị gãy chân, nhà của một người bị cháy, người phụ nữ duy nhất trong chuyến bay này bị ốm nặng và sau đó thì bà bị chồng ly dị.

Thiếu tá cảnh sát ở San Francisco tên là George Lebrash – người bảo vệ các báu vật của Tutankhamen triển lãm tại Mỹ năm 1978. Một năm sau ông này bị bại liệt và sau đó kiện tòa án San Francisco để đòi bồi thường. Ông khẳng định căn bệnh bại liệt của ông là “do lời nguyền của pharaon”.

Tất nhiên giờ đây không còn ai tin vào lời nguyền của pharaon hay chuyện mafia ám hại nữa. Nhưng nếu mọi chuyện xui xẻo, được gắn với một truyền thuyết nào đó thì nghe dễ “lọt tai” và dễ chịu hơn là đi tìm các nguyên nhân đích thực. Quả thực là có quá nhiều cái chết trong câu chuyện này.

[indent]Pharaon Tutankhamen là vị vua thuộc triều đại thứ 18 của các vị vua Ai Cập. Ông lên ngôi vua năm 1361 trước Công nguyên khi mới lên 8 – 9 tuổi và mất năm 1352 trước Công nguyên. Ông được coi là một trong những vị vua anh minh khi tiến hành cải cách giáo dục và bảo tồn cũng như phát triển văn hóa Ai Cập cổ đại.

Đôi bàn chân của xác ướp vua Tutankhamen. Đây là lần đầu tiên xác được trưng bày trong lồng kính đặc biệt cho công chúng tham quan. Ảnh: Reuters


Vào tháng 11.2007, lần đầu tiên người ta mới nhìn thấy được mặt thật của vị vua này, khi tháo bỏ chiếc mặt nạ vàng trên thi thể ông. Chính quyền Ai Cập làm như vậy không chỉ để thu hút thêm khách du lịch mà còn để bảo tồn và gìn giữ xác ướp của vị vua này. Bởi sau khoảng 3.000 năm, các nhà khoa học cho rằng cần phải tiến hành các tác động khoa học để gìn giữ xác ướp nếu không nó sẽ bị hư hỏng. Hiện dòng người tham quan xác ướp Tutankhamen vẫn xếp hàng dài hằng ngày, nhưng dự kiến ngày 1.5.2008 sẽ đóng cửa bảo tàng để các chuyên gia tiến hành bảo dưỡng xác ướp.[/indent]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)