Cuộc sống bận rộn đem lại cho những 9x năng động rất nhiều điều, nhưng cũng biến thành thảm họa với những ai mang họ "Hứa" mà không biết cách cân bằng, sắp xếp.
Bệnh deadline ủa những 9x họ "Hứa"
Họ là những teen năng lực có thừa nên "đơn đặt hàng" không thiếu. ham việc, họ nhận tất cả mọi việc rồi rơi vào tình trạng quá tải
Bạn là một 9x họ "Hứa" nếu xuất hiện những biểu hiện sau:
- Triệu chứng cấp độ 1: Đi làm muộn, đến chỗ hẹn sai giờ.
- Tương đối trầm trọng: Cáo ốm khi chưa kịp làm bài tập, tắt điện thoại khi bị sếp "truy nã" vì chưa hoàn thành công việc, "invi" trên YM vì đang trót nợ team phần bài tập cá nhân…
- Sắp hết thuốc chữa: Cảm thấy không thể hoàn thành công việc, bỏ chạy lấy người.
Hậu quả:
Một hai lần đầu, mọi người còn có thể thông cảm với lý do "tắc đường, hỏng xe", ốm, đau bụng, kiểm tra đột xuất… Nhưng khi mọi chuyện lặp đi lặp lại với tần suất cao hoặc gây ảnh hưởng lớn đến cộng sự và công việc chung thì… e hèm. Nguy cơ bạn bị cho nghỉ là rất cao chứ chẳng cần phải tính kế chuồn đâu.
Mất đi một công việc còn là nhẹ, mất đi uy tín của mình từ khi còn là teen thế này mới là điều đáng lo cho tương lai đấy!
Bắt mạch, bắt mạch khẩn:
Hội chứng Dory (mất trí nhớ ngắn hạn) cùng hàng ngàn mối quan tâm khiến cho danh sách cac deadline không bao giờ hoàn thành cứ ngày càng dài ra. Ấy là chưa kể bệnh cà kê, mở máy tính làm việc thì lại xem qua YM tẹo, ghé trang này vài phút, down nhạc ở trang kia tí ti… rồi tắ t máy khi buồn ngủ díp mắt mà công việc vẫn giậm chân ở mức zero.
Cũng vì quá tự tin vào khả năng của mình nên những teen này bạ việc gì cũng nhận, nhận luôn cae deadline ngắn khủng khiếp rồi lãm mãi không xong.
Cơn ác mộng của những Shopaholic (teen nghiện mua sắm)
Triệu chứng:
Đứng trước những cửa hàng quần áo của teen, đầy nhóc hàng hiệu giá bèo, teen khó kìm được lòng ham mua sắm của mình.
Họ tiêu tiền với tốc độ chóng mặt. Tần suất mang đồ mứoi về nhà ngày càng được thu hẹp: shopping hàng tuần, hàng ngày. Nhìn thấy shop quần áo là phải bước vào, và đã bước vào là chăm chăm: " Mình nhất định phải đem 1 thứ gì về nhà".
Hậu quả tất yếu:
Túi tiền xẹp lép, tủ quần áo có thử chẳng bao giờ sờ đến, ngân quỹ cho các khoản chi khác như học hành, chia sẻ hóa đơn gia đình đương nhiên bị cắt giảm tối đa.
Nặng nề hơn thì là những khoản nợ khổng lồ chờ chủ nhân è cổ ra đi làm trả nợ. Quan trọng hơn, đám chìm trong những shop thời trang sáng trưng ánh đèn dễ làm cho bạn thu hẹp giao tiếp với bạn bè, thích nhìn ngắm quần áo, phụ kiện, trang sức hơn là ngồi tâm sự với mấy cô bạn thân. Một cơn ác mộng chính hiệu của teen!
Chuẩn đoán nguyên nhân:
9x năng động có điều kiện kinh tế, lại giao tiếp nhiều, nên nhu cầu "làm mới" bằng trang phục và "chạy đua thời trang" rất cao. Mua sắm nhiều khi không phải là vì nhu cầu mặc nữa mà vì thói quen, theo hưởng thụ, từ bạn bè xung quanh, từ các tạp chí teen lăng xê mốt mới. Phụ huynh teen thì thấy con cái năng động, biết tự kiếm tiền là vui rồi, không quản lý thu chi của teen.
Thừu money trong tay khi chưa được học một bài học nào về quản lý tài chính là nguyên nhân của căn bệnh này.
Hội chứng mất khả năng diễn đạt bằng lời
Dấu hiệu nhận biết:
H2T từng một phen trố mắt khi đọc blog của một 9x khá nổi, viết báo nhoay nhoáy và đang chuẩn bị khăn gói quả mướp đi thi hoc sinh giỏi Văn. Thế nhưng entry của chàng thì viết sai lỗi chính tả tía lia: nào"giọn dẹp","phấn trấn", "bị chảm đầu" và thay vì "trồng cây" thì ậu áy dùng từ "nuôi cây".
Hậu quả giờ mới thấy:
Cô giáo dạy Văn của tớ kể chuyện rằng khi giảng ở trên lớp, các bạn học sinh phát biểu đã lủng củng, câu cú không đâu vào đâu. đến khi chấm vở hay chấm bài viết thì…"một nỗi kinh hoàng"
Không thể tin được là nhiều bạn học cấp 3 mà đến giờ diễn đạt vẫn ngô nghê như học sinh cấp1, lỗi chính tả, từ vựng hằng hà sa số. Có tên còn viết "niềm vui sướng của em phun trào" làm cả lớp được một phen vỡ bụng.
Đi tìm nguồn cơn bệnh:
Nhìn nhận một cách thẳng thắn thì 9x ngày nay có thể viết blog tiếng anh nhoay nhoáy, chát chít Y!M đều đều, nhưng thường lạm dụng câc"emotion" để diễn đạt cảm xúc thay cho lời nói.
Dường như có bạn vì quá mải mê rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ, sử dụng internet mà bỏ quên mất kỹ năng tối quan trọng là diễn đạt bằng tiếng mẹ đẻ. Đôi khi họ đã để các biểu tượng emo diễn đạt hộ cảm xúc quá lâu thành thói quen khó sửa.
Vắc-xin nào cho 9x năng động?
Không có gì khác ngoài khẩu hiệu của trà sữa cho tâm hồn, đó là Sống chậm lại - Nghĩ khác đi. Đừng chuyển động liên tục không có hồi nghỉ như thếm, bạn sẽ sớm hụt hơi, đánh rơi sức khỏe, lòng tin và nha già nữa chứ!
Đửng quên rằng, chúng ta vẫn là những cô cậu học trò teen non nớt, trong giai đoạn định hình tính cách và bản lĩnh. Hãy tìm đến những sở thích, thói quen lành mạnh để nuôi dưỡng tinh thần thay vì lao vào các khu mua sắm.
Cân bằng cuốc sống của bạn bằng cách lên kế hoạch rõ ràng cho công việc và học hành, nhận "đủ" việc để có thể hoàn thành đúng hạn, dần dần lấy lại lòng tin từ mọi người.
Mỗi tuần dành ra vài buổi "không máy tính", dạo phố phường hít hà hơi thở cuốc sống, bạn sẽ thấy mình mới mẻ hơn, thực tế hơn và ngập tràn cảm xúc. Gợi ý, một cuộc dã ngoại với bạn bè sẽ là liều văcxin hữu hiệu để bạn tìm lại khả năng giao tiếp của mình.
Hãy tận dụng blog để viết ra những điều bạn nghĩ, những 9x khác sẽ là những người đọc và giúp bạn chỉnh lại các kỹ năng diễn đạt của chính mình.
Bạn là một 9x năng động, vậy thì hãy là người tiên phong để thay đổi cách nhìn của mọi người xung quanh về thế hệ mình nhé!