Teen 24h 2008-10-15 03:17:17

Tiêu tiền kiểu... Teen


[justify]Khi được hỏi “nếu có tiền, việc đầu tiên bạn sẽ làm gì?”, trả lời của 60 bạn trẻ (trong cuộc khảo sát mini của PNCN là: gửi tiết kiệm, lấy lãi (ba bạn); tiêu xài hưởng thụ (12 bạn); đầu tư kinh doanh (45 bạn). Tức, 80% bạn trẻ tìm cách làm cho tiền sinh sôi nảy nở. Đó là dấu hiệu tích cực, rất đáng khích lệ. 20% khi có tiền là nghĩ ngay đến việc tiêu xài. Tuy, chỉ chiếm tỷ lệ thấp hơn nhưng đây đang thực là một xu hướng cần được báo động vì nó có nguy cơ lây lan ngay từ ghế nhà trường.[/justify]
[justify]“Teen” tiêu, “ty”.. té![/justify]
[justify]Nghe bạn bè kể chuyện chơi trò tạt lon bằng điện thoại di động của nhóm nữ sinh Trường PTTH L., anh Trần Thắng vội “test” thằng con trai đang học lớp 10 bán trú: “Buổi sáng con ăn ở nhà, trưa ăn ở trường vậy mà mỗi ngày con xin thêm 15 ngàn đồng để uống nước. Vị chi hàng tháng, riêng khoảng tiền cho con uống nước đã hơn 400 ngàn đồng. Con có biết là nhiều quá không?”.[/justify]
[justify]Thằng bé trả lời một cách tự tin: “Không!”, rồi lý giải: thứ nhất, năm ngoái, mỗi ngày mẹ đã cho 10.000đ.[/justify]
[justify]Thứ hai, tiền con tiêu hàng ngày chưa bằng 1 phần 10 so với các bạn trong lớp hiện nay.[/justify]
[justify] [/justify]
Teen đam mê shopping

[justify]Thằng bé liệt kê tiền tiêu hàng tháng của những bạn ấy: điện thoại: 400 ngàn/tháng; tiền chơi game: 50 ngàn đồng/ngày; tiền ăn uống “dặm” thêm 100 ngàn đồng/ngày; tiền đi học thêm 100 ngàn đồng/ buổi (học phí tính riêng). Tiền “bo” cho bạn bè chép bài hộ, phô tô giùm… Mỗi tháng, con chỉ được cho 400 ngàn đồng, còn tụi nó được bố mẹ bỏ túi hơn 5 triệu đồng![/justify]
[justify]Chưa hết, nó còn minh họa thêm một dẫn chứng… “khủng bố” hơn: tuy bố mẹ đều là công chức Nhà nước, nhưng tài sản cố định đến trường của bạn Su Na, Trường PHTH bán công M.C, Q.3, được bạn bè tính toán: đồng hồ Gucci: 600 USD (Mỗi tuần thay một cái); láp-top Sony Vaio: 2.250 USD; chiếc Piago LX 150: 6.000 USD. Điện thoại: 800 USD; bộ nữ trang: 2.000 USD; một thẻ ATM: 15 triệu đồng.[/justify]
[justify]Khoản chi lưu động do bé Na hạch toán để báo cáo quyết toán cho bố mẹ cuối năm học: tiền tổ chức sinh nhật 10 triệu đồng; tiền xin nâng điểm bốn môn thi dưới trung bình: 3 triệu đồng/ môn; tiền khao xe mới: 50.000 đồng/ bạn (lớp 52 bạn). Tiền đi sinh hoạt ngoại khóa với nhà trường: 4 triệu đồng; tiền mua nước hoa tặng cô chủ nhiệm ngày 20/11: 3 triệu đồng (chưa kể cùng lý do đó, bé Na đã xin ông bà nội một số tiền tương đương nhưng thực ra là dùng đãi các bạn hát karaoke). Tiền học thêm Anh văn: 6 triệu đồng…[/justify]
[justify]“Nghe con trai kể chuyện tiêu tiền của teen, các “ty” như mình muốn té xỉu”, anh Thắng tâm sự.[/justify]
[justify]Nâng cấp chi tiêu[/justify]
[justify]Tuy nhiên, không ít người cho rằng, việc điều chỉnh định mức chi tiêu ở tuổi teen thật ra không khó, bởi hai lẽ: thứ nhất, tiền không phải do đám trẻ làm ra nên chỉ cần cắt viện trợ là mọi chuyện có thể thay đổi. Thứ hai, thói quen tiêu xài xa xỉ không thuộc bản chất bẩm sinh của trẻ, vì thế việc điều tiết cho phù hợp lứa tuổi là “dự án” khả thi. Chỉ cần sự quyết tâm của người lớn. Điều đáng nói hơn, chính là xu hướng chi tiêu “không biết bao nhiều là vừa” đang trở thành hội chứng lây lan ở một lớp người trẻ đang còn trên ghế giảng đuờng hoặc mới đi làm vài năm.[/justify]
[justify] [/justify]
Mặc dù đã có đủ phương tiện nhưng nhiều “Teen” vẫn thích truy tìm hàng độc.

[justify]Thu Nguyệt quê ở Gò Công. Nhờ có nước da trắng trẻo, mảnh mai, tóc dài ngang vai, cộng thêm chuẩn học sinh giỏi toàn quốc, nên ngay khi lên TP.HCM làm sinh viên năm nhất, cô đuợc bạn bè cùng lớp rất có cảm tình. Nhưng, sang năm thứ hai, Nguyệt đã thay đổi 360 độ.[/justify]
[justify]Không còn là cô sinh viên dung dị như ngày trước mà Nguyệt đã ra vẻ chịu chơi hơn. Mỗi tháng Nguyệt “thay” một kiểu tóc. Khi cuốn xù kiểu Ai Cập, khi nhuộm “hai lai” theo xứ Cao Ly. Cuối tuần, cô không còn đi thư viện mà lượn lờ quanh các con đường thời trang Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trãi, Hai Bà Trưng…[/justify]
[justify]Mớ áo sơ mi, quần tây năm trước vứt xó. Kho đồ mặc lên lớp được chất đầy những quần jean rách gối, bạc mông, những áo lửng hai dây, váy đầm đủ kiểu… Chi tiêu cả năm thứ nhất (bao gồm tiền trường, tiền nhà, tiền tiêu linh tinh) chưa hết 10 triệu đồng. Chỉ hai tháng nhập học mới đây, Nguyệt tiêu số tiền bằng cả năm thứ nhất, trong đó, chỉ riêng “khoản điện thoại linh tinh” như cô nói, “đã đứt bảy tám trăm ngàn!”.[/justify]
[justify]Khi còn là sinh viên, Diệu Hằng ước, mỗi tháng chỉ cần hai - ba triệu đồng là tiêu tha hồ, vậy mà khi ra trường, có nơi trả cô lương năm triệu, bảy triệu, thậm chí cô còn được một công ty đề nghị lương 10 triệu đồng/tháng để làm mỗi công việc điểm báo online hàng ngày và quăng vô “kho” trên trang web công ty để mọi người tham khảo khi cần, mà cô cứ băn khoăn với bạn bè: “Như vậy liệu có đủ xài?”.[/justify]
[justify]Quả thật, với một người mới ra trường, không vướng bận chuyện gia đình, mức thu nhập ấy là quá dư để chi tiêu. Thậm chí, ở mức ấy còn có thể để dành, phòng ngừa khi hữu sự. Nhưng, khi biết chỉ riêng sở thích ngồi quán của Hằng thôi, người dốt tính cũng thừa biết Hằng đã bội chi: sáng điểm tâm ở Window, trưa buffet ở Sheraton, tối ngồi bar Majestic kháo chuyện với Tây… Được góp ý về việc chi tiêu, Hằng cười:: “Không có tiền thì thôi, có thì phải xài, nếu không… khó chịu lắm”.[/justify]
[justify]*****[/justify]
[justify]Xã hội đang giàu lên, nhu cầu hưởng thụ tiện nghi của cá nhân cũng được nâng cấp. Tuy nhiên, còn một thực tế cần được thừa nhận, mà theo chị Thúy Hằng, Trung tâm phát triển nguồn lực - RDC, là rất cần những người trẻ tham khảo để điều chỉnh cách chi tiêu quá mức của mình. Chị Hằng dẫn giải: “Tính đến nay, Quỹ Tín dụng Sinh viên với mục đích giúp SV khó khăn vay vốn học tập, tròn 10 năm. Với mức cho vay ban đầu 300.000 đồng/tháng/ SV, rồi nâng được lên 400, rồi 800 và hiện nay đang được kiến nghị là 1 triệu đồng. (Số tiền chưa bằng 1/10 chi phí chụp ảnh của buổi tiệc sinh nhật của cô sinh viên xứ Gò Công).[/justify]
[justify]Thế nhưng, đã có hơn 750 ngàn gia đình đã phải kỳ công làm đủ mọi thủ tục để có đựợc số tiền hỗ trợ chi tiêu ít ỏi đó. “Tuy vậy”, chị Hằng nói, “thói quen khi đã hình thành sẽ rất khó từ bỏ, vì thế vấn đề tiêu xài cần định hướng ngay từ gốc, tức phải đuợc uốn nắn ngay từ khi con cái chưa biết làm ra tiền”.[/justify]
[justify]Thực tế, với thu nhập cao, chi tiêu cũng đương nhiên có phần nhẹ nhàng hơn, nên việc rút tiền cho con tiêu xài hàng ngày không còn là vấn đề cần phải cân nhắc kỹ lưỡng đối với nhiều người. Nhưng đó cũng chính là nguyên nhân hình thành thói quen xài tiền không tiếc của trẻ khi chúng lớn lên, mà ít người giàu ngờ tới. Vì thế, theo Thạc sĩ Tâm lý Trần Văn Tính, ĐH quốc gia Hà Nội, người lớn “cần giáo dục ý thức tiêu tiền cho con trẻ ngay từ khi thấy con có thể hiểu được vấn đề”.[/justify]
[justify]Vậy giáo dục bằng cách nào? Chị Tuyết Nga, nhân viên kế toán Công ty Truyền thông & Giải Trí SF chia sẻ: “Thử cùng ngồi với con xem chương trình “Vượt lên chính mình” của Đài Truyền hình TP, rồi đặt vấn đề cho con: chỉ có vài triệu đồng mà sao nhiều gia đình đã không trả nổi trong suốt một thời gian dài. Tôi tin rằng, khi nhìn cảnh lao động cật lực, căng thẳng từ vòng xóa nợ, đến sự hồi hộp đến rơi nước mắt ở vòng cấp vốn của nhiều gia đình nghèo, con cái chúng ta sẽ dễ nhận ra, để kiếm được số tiền chỉ bằng nửa buổi tiệc sinh nhật của chúng, nhiều gia đình phải huy động tối đa sức lao động của cả nhà”.[/justify]
[justify]Còn chị Đức Hạnh (Phú Mỹ Hưng, Q.7) kiên quyết để con đến trường quốc tế ở Thủ Đức bằng xe buýt, dù gia đình thừa khả năng có tài xế riêng để đưa đón. Chị Hạnh giải thích: “Đưa đón con đi học chẳng khó khăn gì. Khó là làm sao tập cho chúng ý thức được chuyện tiêu tiền.[/justify]
[justify]Chen chúc trên một chuyến xe ngày hai lần, cọ xát với nhiều đối tượng suốt mấy năm nay, điều tôi mong đã thành hiện thực. Chúng hiểu tiền không phải là thứ dễ tìm, nên chi tiêu cũng cần biết đâu là giới hạn”. [/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)