Chuyện shock 2011-03-05 18:40:15

Việt Nam đón Mèo còn châu Á chào Thỏ


[size=3][size=4]Hồi mới đầu năm cũng có thấy lạ về việc này, bây giờ rãng rỗi lang thang trên 1 số diễn đàn thì thấy bài này, anh em xem và cùng cho ý kiến[/size]

[/size]

[size=3]Việt Nam chào đón năm Mèo trong khi các nước dùng lịch âm khác đón năm Thỏ[/size]



[size=3]Đúng ngày mồng một Tết, hai hãng thông tấn lớn AFP và Reuters cùng chạy bài về chuyện các nước Châu Á khác chào đón năm Thỏ còn Việt Nam bước vào năm Mèo.[/size]

[size=3]AFP nói Việt Nam muốn chứng tỏ sự độc lập trước thế thống trị văn hóa của Trung Quốc còn Reuters nói đây có thể là lỗi dịch thuật.[/size]

[size=3]Báo chí quốc tế cũng đều nhắc tới 'Năm mới của người Trung Hoa' và tới năm con Thỏ.[/size]

[size=3]Các chuyên gia Việt Nam mà BBC liên hệ trong ngày đầu năm Tân Mão đều không đặt nặng vấn đề tìm hiểu nguồn gốc của truyền thống gán tên các con vật cho các năm.[/size]

[size=3]Giáo sư Lê Thành Lân, một chuyên gia nghiên cứu lịch cổ của Việt Nam, là người đã bỏ công đọc các tài liệu lý giải sự khác biệt tên gọi năm Mèo và năm Thỏ.[/size]

[size=3]Ông nói: "Tôi có đọc và thấy có hai lập luận, hai trường phái.[/size]

[size=3]"Một trường phái là của ông Nguyễn Cung Thông cho rằng hệ thống 12 con vật biểu tượng cho 12 năm xuất xứ từ Việt Nam rồi mới sang Trung Quốc vì vậy có biển đổi đi thì còn lưu lại một số cái là của Việt Nam."[/size]

[size=3]"Trong số này có con mèo, trước Việt Nam chọn con mèo, sang kia họ hiếm mèo, nhiều thỏ thì họ thay bằng con thỏ.[/size]

[size=3]"Ông ấy [Nguyễn Cung Thông] dựa trên nền kinh tế của ta là lúa nước. Thứ hai nữa là theo ngôn ngữ học, chẳng hạn 'mèo' và mão âm gần giống nhau."[/size]

[size=3]Giáo sư Lân nhận xét những gì ông Thông đưa ra thiếu cơ sở khoa học.[/size]

[size=3]Vị Giáo sư nói ông nghiêng về lập luận của nhà nghiên cứu có tiếng Nguyễn Phúc Giác Hải, người cho rằng hệ thống các con giống "có thể ở Trung Quốc".[/size]

[size=3]"Ở đây là theo nguyên lý âm dương mà đặt các con vật, nghĩa là con vật nào có móng chân lẻ thì là thuộc các năm dương (chẵn), con vật nào có móng chân chẵn thì thuộc các năm âm (lẻ).[/size]

[size=3]Lỗi dịch thuật[/size]

[indent] [size=3]Từ để chỉ con thỏ tiếng Hoa là 'mao' và có cách phát âm giống 'mèo' trong tiếng Việt[/size]

[/indent] [size=3]Chuyên gia lịch sử Việt Nam Philippe Papin từ Paris[/size]



[size=3]Reuters không đưa ra các bằng chứng gì để nói khác biệt về tên gọi năm âm lịch hiện nay giữa Việt Nam và các nước Châu Á khác trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là lỗi dịch thuật.[/size]

[size=3]Nhưng AFP dẫn lời ông Philippe Papin, chuyên gia lịch sử Việt Nam tại Ecole Practique des Hautes Etudes -Trường Cao học Thực nghiệm - ở Paris nói:[/size]

[size=3]"Từ để chỉ con thỏ tiếng Hoa là 'mao' và có cách phát âm giống 'mèo' trong tiếng Việt," ông Papin nói.[/size]

[size=3]Còn ông Benoit de Treglode từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Đương đại ở Bangkok nói với AFP:[/size]

[size=3]"Đối với người Việt Nam, danh dự quốc gia không cho phép họ sao chép y nguyên những gì của Trung Quốc.[/size]

[size=3]"Cách bắt chước có khác biệt này có thể thấy trong toàn bộ nền văn hóa Việt Nam."[/size]

[size=3]Quan điểm này được Giáo sư Lê Thành Lân của Việt Nam chia sẻ.[/size]

[size=3]Ông nói ngay kể cả các tôn giáo khi vào Việt Nam cũng có nét khác đi và tồn tại hài hòa hơn.[/size]

[size=3]Tống cựu nghênh tân[/size]

[size=3]Nghe/xem bằng Real Player hoặc Windows Media Player[/size]


[size=3]Nhưng cũng có chuyên gia Việt Nam cho rằng không nên đi sâu vào tìm hiểu nguồn gốc của sự khác biệt này.[/size]

[size=3]Giáo sư Nguyễn Thừa Hỷ, chuyên gia văn hóa học và sử Việt Nam và Trung Quốc nói những lý giải về sự tồn tại năm Mèo và năm Thỏ còn "mập mờ".[/size]

[size=3]Ông nói Việt Nam và Trung Quốc có thể coi là có những nét tương đồng về văn hóa còn chuyện ai ảnh hưởng tới ai vẫn còn là đề tài gây tranh cãi ngay cả trong giới học giả phương Tây.[/size]

[size=3]Giáo sư Hỷ nói:[/size]

[size=3]"Ảnh hưởng từ phương bắc tới phương nam có và ảnh hưởng từ phương nam lên phương bắc cũng có.[/size]

[indent] [size=3]Theo tôi năm nay là năm tân thì chúng ta phải triệt để tiễn đưa những cái cũ và đón chào những cái mới.[/size]

[/indent] [size=3]Giáo sư Nguyễn Thừa Hỷ[/size]



[size=3]"Theo tinh thần chung chúng ta cũng không nên cực đoan về cái gì.[/size]

[size=3]"Tôi nghĩ rằng giao lưu văn hóa thì nó là hai chiều."[/size]

[size=3]Ông Hỷ cũng nói về tinh thần của năm mới Tân Mão:[/size]

[size=3]"Tân Mão, về can chi thì mười năm mới có một cái Tân, mà tân lại có nghĩa là mới.[/size]

[size=3]"Năm mới thì người ta có cái 'tống cựu nghênh tân' - tiễn đưa những cái cũ và đón chào những cái mới.[/size]

[size=3]Nghe/xem bằng Real Player hoặc Windows Media Player[/size]


[size=3]"Theo tôi năm nay là năm tân thì chúng ta phải triệt để tiễn đưa những cái cũ và đón chào những cái mới.[/size]

[size=3]Vị giáo sư nói cái cũ là 'tham sân si' - lòng tham lam, sự hận thù, sự tăm tối ngu dốt và đây là những điều ông cho rằng cần phải "tống khứ đi".[/size]

[size=3]Cái mới, giáo sư Hỷ nói, là "lòng khoan dung, sự quan tâm tới nhau".[/size]

[size=3]Ông nói đây cũng là thái độ cần có khi dứt bỏ những 'cái cũ'.[/size]

[size=3]——————————————————————————————————–[/size]

[size=3]Sau khi bài viết được đăng tải tôi [Nguyễn Hùng] đã nhận được một số thư góp ý của bạn bè và độc giả trang bbcvietnamese.com. Xin chân thành cảm ơn .
[/size]

[size=3]Về vấn đề này tôi cũng có trao đổi với một số đồng nghiệp ban tiếng Trung Quốc và được giải thích năm mà Việt Nam gọi là Tân Mão, người Trung Quốc phát âm là 'Xin Mảo', âm 'Xin' cũng là từ chữ 'Tân' mà ra.[/size]

[size=3]Như vậy đây cũng là hệ thống quy ước như người Việt Nam, năm Mão mọi người đều hiểu là năm Mèo nhưng không ai nói năm Tân Mèo. Còn đối với người Trung Quốc năm 'Mảo' có nghĩa là năm Thỏ nhưng không ai ghép âm 'Xin Thu' mặc dù 'Thu' theo cách phát âm của Bắc Kinh có nghĩa là 'Thỏ'.[/size]

[size=3]Một đồng nghiệp từ Hồng Kông nói họ hay gọi năm Thỏ là 'Thu Niến' (ghi theo cách phát âm trong đó 'Niến' tức là Niên - Năm).[/size]

[size=3]Nếu quý vị có bất kỳ nhận xét gì, xin gửi về địa chỉ [email protected]. Chúc quý vị năm Tân Mão vạn sự như ý![/size]

[size=3]Và đây là một số ý kiến về bài viết:[/size]

[size=3]1. Anh Nguyễn Hùng và các bạn đọc kính[/size]

[size=3]
Hoàn toàn ngẫu nhiên đọc được bài viết "VN đón mèo còn châu Á chào thỏ" trên trang BBC … Cảm ơn anh nhắc đến các giả thuyết về nguồn gốc của 12 con giáp, nhân đây cũng xin đưa ra vài ý kiến về bài viết trên:[/size]

[size=3]1. Khi nhắc đến một cách giải thích về nguồn gốc, có lẽ nên hỏi ngay người phát hiện (tác giả) để thêm chính xác - nhất là về các tài liệu Hán Việt dùng trong bài viết "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Mão Mẹo mèo (4B)" - đây chỉ là một trong ba bài viết về Mão Mẹo mèo mà các bạn có thể đọc được từ các trang khoahoc.net, dunglac.com, anviettoancau … Và cũng là một trong 24 bài viết về khả năng nguồn gốc Việt của tên gọi 12 con giáp[/size]

[size=3]
2. Ý kiến của ông Lê Thành Lân (Viện Công Nghệ Thông Tin, Hà Nội) cho thấy ông không hiểu thấu đáo cách giải thích trong bài - nhất là các dữ kiện dựa vào cấu trúc chữ Hán và Ngữ Âm Học Lịch Sử (Historical Phonology) hoàn toàn khách quan. Tôi đã vội gởi cho ông bài trên (4B) qua email. Có cơ sở khoa học nào nói con rắn có móng chân chẳn hay lẻ … Và con rồng TQ có bao nhiêu móng chân so với rồng VN, Hàn …?[/size]

[size=3]3. Trong khung cảnh vui vẻ của đầu năm con mèo, xin chúc anh Hùng và các bạn đọc cùng gia quyến một năm gặt hái nhiều thành công.[/size]

[size=3]Thân gởi
Nguyễn Cung Thông[/size]

[size=3]2. Chữ Mão 卯, mèo như chữ thố/thỏ 兔, khác nhau hoàn toàn. Lời giải thích do phiên âm tiếng TQ là mao (để gọi thỏ) nên sang VN thành Mão là không có lý, vì cách đọc như vậy là theo tiếng Bắc Kinh(phổ thông), mà người Việt lúc đó đa phần bị ảnh hưởng bởi tiếng TQ theo âm Quảng Đông…tôi nghĩ cách lý giải thuyết phục nhất là theo khoa Tử Vi…Trường phái Tử Vi của người Việt cho rằng Mèo hợp lý hơn vì hai lý do: mèo là loại súc vật gần gũi hơn với người so với thỏ, thứ hai là Mèo mới xung khắc với Chuột (Tý-Mão) chứ Thỏ chẳng ăn nhập gì…[/size]

[size=3]3. Có người bạn mình ở bên Tiệp viết là chữ Tân trong Can - Chi không phải là từ Tân trong Tân - Cựu đâu. Trong Can Chi không có ký tự khái niệm Tân-Cựu, bạn vẽ cả hai từ Tân-Mới và Tân của Can Chi cho mình thấy chúng khác nhau thế nào.[/size]

[size=3]4.Con thỏ âm Hán Việt là thố chứ nhỉ? Ngựa của Quan Vân Trường được gọi là Xích Thố. Kinh Phật nói tìm chân lý mà xa rời cuộc sống khác gì tìm thố giác ((sừng thỏ). Mèo thì là miêu, phiên âm miao, đọc gần như mieo. Hùng miêu (xiongmao - panda) là con mèo gấu, ta quen dịch là gấu mèo.[/size]

[size=3]5. Chữ Tân (辛) trong Tân Mão không có nghĩa là mới, mà có các nghĩa: cay [đắng]; vất vả, khó khăn; đau khổ. Còn tân với nghĩa "mới" viết là 新.[/size]

[size=3]6. Võ Trần Long[/size]

[size=3]Em không đồng ý với một số nhận định cách gọi năm Mèo của người Việt Nam là do hiểu nhầm phát âm tiếng Trung,vì người VN đã dùng năm con Mèo so với con Thỏ ở TQ từ rất lâu.VN bị TQ độ hộ cả ngàn năm vẫn dùng con Mèo mà nói nhầm là hơi khó.
[/size]

[size=3]Người VN mới dùng kí tự la-tinh khoản 100 năm trờ lại đây còn trước là dùng tiếng TQ nên việc vì phát âm mà nhầm từ con Thỏ thành con Mèo là không thể.[/size]

[size=3]7. Phạm Văn Bình[/size]

[size=3]Có những ý kiến cho rằng Việt Nam gọi năm Tân Mão là bắt chước theo Trung Quốc, nhưng theo tôi Việt Nam có nền kinh tế lúa nước mà người nông dân thì được nuôi sống bằng cây lúa từ hàng ngàn năm rồi. Rồng thì đi đôi với rắn, hổ đi đôi với mèo, hổ mạnh mẽ là vua một chốn. Mèo thì một họ với hổ, bắt chuột giúp người dân. Còn một điểm nữa là người Việt Nam hay phân biệt tính khí khác nhau. Mà con chó thì không thể xung đột với con thỏ được mà chỉ xung khắc với mèo thôi, người Việt Nam ai cũng thuộc câu 'cãi nhau như chó với mèo mà'.[/size]

[size=3]Đây là ý kiến suy luận của tôi thôi, xin cảm ơn ban tiếng Việt đài BBC, kính chúc quý vị một năm Tân Mão tràn đầy hạnh phúc, một năm mới thành công nhảy vọt trong công việc truyền cảm hứng dân chủ cho người Việt Nam, cũng như trang web tiếng Việt ngày càng vững mạnh.[/size]

[size=3]8. Đinh Văn Tuấn[/size]

[size=3]Anh Nguyễn Hùng thân mếnNhân đọc bài "VN đón mèo còn châu Á chào thỏ" trên trang BBC tôi thấy vấn đề Biểu tượng của Địa Chi MÃO là con THỎ ở Trung Hoa hay con MÈO ở Việt Nam?Bấm http://www.viethoc.org/phorum/read.php?13,51185,page=1 và Diễn Đàn Sách Xưa với nick MSC Bấm http://sachxua.net/forum/index.php?topic=9457.msg153962;topicseen#msg153962 ) nhưng cũng hy vọng góp phần giải quyết nghiêm túc theo tinh thần khoa học. Nếu anh cảm thấy bài này có ý nghĩa, giá trị xin anh trích đăng vào BBC để mở rộng dư luận.Năm mới chúc anh và gia quyến an khang, hạnh phúc.Đinh Văn Tuấn chưa được nghiên cứu một cách khoa học mà chỉ loanh quanh suy đoán dựa vào cảm tính, tự tôn dân tộc thông qua một vài dữ kiện về ngữ âm học lịch sử hay mấy vần tục ngữ ca dao không xác định về niên đại.Tôi có viết một bài còn sơ thảo (đã đăng tải trên Diễn Đàn Viện Việt Học với nick Đinh Tuấn[/size]
[size=2]
[/size]

[size=2]Nguyễn Hùng[/size]

[size=2]bbcvietnamese.com[/size]

[size=2]Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/02/110203_cat_or_rabbit.shtml
[/size]






Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)