[justify]Nếu năm 2001, có 61,1% người dân sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại thì con số này năm 2007 lên tới68,2% - mức khá cao so với thế giới. Tuy nhiên tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại của vị thành niên nói chung vẫn còn hạn chế, đặc biệt trong những nhóm thanh niên nghèo.[/justify]
[justify]Chỉ có khoảng 5% thanh niên trong nhóm nghèo nhất sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại. Điều này dẫn đến tỉ lệ nạo phá thai ở Việt Nam vẫn cao. Trong số các ca này, số ca nạo phá thai của vị thành niên chiếm khoảng 1/3. [/justify]
[justify]Các số liệu điều tra cho thấy, tỉ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên hầu như giảm liên tục từ cuộc điều tra năm 2003 đến cuộc điều tra năm 2007. Con số này đã giảm từ 21,5% năm 2003 xuống còn 20,2% năm 2004 và chỉ còn 16,7% vào năm 2007. [/justify]
[justify]Xu hướng lựa chọn giới tính ngày càng tăng[/justify]
[justify]Báo cáo của UNFPA cũng cho thấy sự thay đổi đáng kể về mô hình sinh theo độ tuổi của dân số Việt Nam trong những năm gần đây. Nếu như các năm trước Việt Nam được đặc trưng bằng mô hình sinh sớm, với mức độ sinh cao nhất thuộc nhóm tuổi 20 – 24 thì nay đã chuyển sang mô hình sinh muộn với độ tuổi sinh cao nhất ở nhóm tuổi 25 – 29.
[/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Ngoài ra, mức sinh của các nhóm tuổi từ 30 – 34 trở lên cũng đều giảm ở cuộc điều tra năm 2007 so với các cuộc điều tra trước đó.[/justify]
[justify]Cùng với đó, tuổi kết hôn trung bình (SMAM) của nữ giới đã tăng gần 1 tuổi trong khoảng thời gian từ 1999 (22,7 tuổi) lên 23,5 tuổi (năm 2005). Tuổi kết hôn trung bình của phụ nữ tăng lên làm cho số phụ nữ có chồng ở độ tuổi 20 -24 giảm, dẫn đến số con mà những phụ nữ này sinh trong năm cũng giảm đi. [/justify]
[justify]“Sự thay đổi từ mô hình sinh “sớm” sang “muộn” chủ yếu là do tác động của xu hướng kết hôn muộn cùng với sự thay đổi hành vi sinh con muộn hơn của nhóm phụ nữ trẻ. [/justify]
[justify]Phụ nữ sinh con muộn hơn sẽ có cơ hội nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kết quả là cơ hội tìm kiếm việc làm với thu nhập cao sẽ ngày càng lớn hơn - Bà Trần Thị Vân, Trợ lý đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết.[/justify]
[justify]UNFPA cũng cho biết,xu hướng lựa chọn giới tính cho con của các cặp vợ chồng ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây. [/justify]
[justify]Theo đó, mặc dù chưa có những nghiên cứu chính thức khẳng định sự phổ biến của hiện tượng lựa chọn giới tính thai nhi nhưng ngày càng có nhiều cặp vợ chồng quyết định sinh con trai ngay từ đầu do ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam vẫn còn tồn tại.[/justify]
[justify]“Kinh nghiệm và bài học từ Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy lựa chọn giới tính tăng rất nhanh trong vòng 5 – 7 năm qua. Hậu quả của việc gia tăng số trẻ em trai so với em gái chưa nhìn thấy trước mắt nhưng sau khoảng 10 năm nữa nó sẽ có tác động đối với nền kinh tế”- Ông Đạt cho biết. [/justify]
[justify]Đại diện UNFPA cũng cho biết, cùng với sự gia tăng bất bình đẳng về giới kéo theo hiện tượng trong tương lai nam giới sẽ phải tìm và lấy vợ ở nơi khác. Cùng với đó là gia tăng bạo hành về giới, hiện tượng buôn bán phụ nữ.[/justify]
[justify]"Đã đến lúc Việt Nam cần tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa về hậu quả của lựa chọn giới tính thai nhi, xóa bỏ các quan niệm trọng nam khinh nữ, khẳng định và nêu cao vai trò của phụ nữ đối với gia đình và xã hội. Nếu không sẽ là quá muộn nếu tỉ số giới tính khi sinh tiếp tục gia tăng trên toàn quốc và lan tỏa ra các địa phương trong những năm tới"- Đại diện UNFPA cảnh báo.[/justify]
Mặc dù có tiến bộ trong công tác sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, hiện ở Việt Nam mỗi ngày có 5 – 7 phụ nữ chết do mang thai và sinh nở. Hơn 50% trường hợp phá thai là do thất bại trong tránh thai. Cùng với đó, phụ nữ thường phải đối mặt với những biến chứng dẫn đến tử vong do phá thai.
Ở Việt Nam có khoảng 1 triệu phụ nữa muốn trì hoãn hoặc tránh mang thai nhưng không sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn và hiệu quả.