[justify]Thế nên chưa thể đối xử như người lớn được!” – Đó là suy nghĩ của không ít những người lớn, có cả phụ huynh, và có cả những 8X. [/justify]
[justify]Nhiều 8X luôn có tâm lý dè chừng, coi thường, đôi khi lại bày tỏ trên blog hay ngồi buôn chuyện kiểu “vơ đũa cả nắm” với bạn bè: “Bọn xì tin 9x, ui dào không chấp!”. [/justify]
[justify]Nhìn những “cậu ấm, cô chiêu” đầu to mắt cận, ở Hà Nội cả 16, 17 năm rồi mà đi ra chợ vẫn còn lạc, chỉ biết ôm đầu vào những bài học, những lý thuyết… chắc hẳn ai cũng đoán lí do từ đâu. Sự bao bọc quá đáng của một số gia đình vẫn được các vị phụ huynh cho rằng: “Ở tuổi này, học là đủ! Con nhà tôi nó vẫn còn trẻ con, chứ đâu hư hỏng như mấy đứa xì tin bây giờ! Tôi chỉ cần nó chăm học, chứ cần biết mấy chuyện cuộc sống làm gì”.
[/justify]
[justify]
[/justify]
[justify][/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Trong công việc, có nhiều người cho rằng “Úi xời, cái bọn xì tin thì có làm được việc gì ra hồn đâu!”. Một số xì tin khi xin đi làm thêm, cứ mở mồm ra là “Em làm thêm không phải vì tiền, mà là để lấy thêm kinh nghiệm, mở rộng mối quan hệ”. Và những kẻ hám lợi chỉ đợi có thế để có lí do bóc lột sức lao động của teen. Người mâũ tuổi teen là “nạn nhân” biết điều này rõ nhất. L.P (16 tuổi) cho biết: “Chuyện làm người mẫu không có tiền cát xê, lúc đầu còn thấy bất ngờ, chứ sau quen rồi thì thấy nó là chuyện hiển nhiên. Mình cũng ngốc ở cái lỗi ngại không thoả thuận tiền nong rõ ràng, người ta lật lọng là phải! Họ coi thường mình vì mình vẫn còn trẻ con, lại đầy nhiệt huyết làm không công, họ mà không tận dụng thì hơi phí!”.
[/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Bị phân biệt đối xử ?[/justify]
[justify]Một nhóm học sinh mặc đồng phục bước vào cửa hàng nước hoa tại một trung tâm thương mại khá lớn. Trái hẳn với thái độ khi phục vụ mọi người bình thường, những nhân viên ở đây tỏ ra khó chịu, vì họ đơn giản nghĩ rằng học sinh thì làm gì có tiền, toàn “window shopping” là chính. Linh Hà, một cô bạn trong nhóm này tâm sự: “Vừa Chủ nhật tuần trước tớ vào đây với chị gái, họ thấy khách một cái là đón chào niềm nở, cho ngửi thử đủ các loại nước hoa mình thích. Thế mà nhìn thấy đồng phục học sinh một cái, họ đổi thái độ ngay được. Thậm chí, mình muốn thử còn bị những chị nhân viên này nhìn với ánh mắt coi thường. Thật không thể hiểu được tại sao lại có kiểu phân biệt đối xử như vậy!”.[/justify]
[justify] [/justify]
"Xì tin" đâu phải một danh từ chỉ có nghĩa xấu! (Hình minh hoạ)
[justify]Nếu teen tầm 16, 17 tuổi bước vào những quán café như Highlands, Gloria Jeans…là thể nào những ánh mắt cũng đổ dồn về các bạn, và đôi lần, xuất hiện những lời thì thầm: “Ôi mấy em xì tin kìa!”. Bạn nào “trót” ăn mặc thời trang, sành điệu hay vác thêm mấy thứ đồ hi-tech đến quán để dùng sóng Wi-Fi thì y như rằng những kẻ uống nước vô công rồi nghề xung quanh sẽ được thể ngồi super “soi”, bàn tán và suy diễn về sự “sành điệu xì tin”, “khoe khoang giàu có” của các bạn đó. Chuyện này thì quá nhiều và nhảm rồi, chỉ có điều nó vẫn thường xuyên lặp lại, được giải thích với lí do rất không thích hợp là “thói quen và sở thích thích soi người xung quanh!”. [/justify]
[justify]B.H (17 tuổi) kể lại câu chuyện khi cô bước vào một siêu thị gần nhà: “10 năm trước, khi mình học lớp 2, và lúc đó cũng mới chỉ mọc lên một vài siêu thị thôi. Hồi đó mình vào mua cho mẹ một ít rong biển. Khi nhân viên siêu thị nhìn thấy một đứa bé như mình, họ chặn lại và đuổi ra, bảo rằng trẻ con thì không được vào siêu thị khi không có bố mẹ. Ngày hôm qua, khi mình đến lại siêu thị này với mấy bạn mặc đồng phục, dù gì thì mình cũng học lớp 12 rồi, vào mua mấy chai trà xanh. Nhìn thấy học sinh mặc đồng phục, một chú vệ sĩ, được nhân viên ở đó thì thầm gọi đi theo ngay tụi mình, như kiểu học sinh thì có ý đồ ăn cắp hay sao ý! 10 năm rồi đấy, mà nhân viên siêu thị ấy vẫn có thái độ đối xử phân biệt trẻ con như vậy. Thực sự mình không hiểu, hóa ra một siêu thị hoạt động hơn chục năm rồi mà phong cách cư xử chẳng tiến bộ lên tí nào!”.[/justify]
[justify]
[/justify]
[justify] Thay cho những lời khuyên [/justify]
[justify]Ít ai nhớ rằng “xì tin” được lấy từ tên nhãn hiệu của một sản phẩm dành cho bạn gái. Được sử dụng ngày càng rộng rãi, vì vậy mà nó trở thành một từ thân quen, đến mức mọi người còn chẳng nhận ra nó bắt nguồn từ đâu, nó có ý nghĩa như thế nào. Họ chỉ biết dùng để áp dụng cho cả một cộng đồng giới trẻ. Khi thấy 9X phạm phải một vấp ngã sai lầm, hay đơn giản hơn chỉ là một điều “ngứa mắt” không phù hợp với chuẩn mực trong mắt, là đã có thể được dịp áp dụng ngay từ “xì tin” thế này, thế kia.
[/justify]
[justify]
[/justify]
[justify][/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Người lớn xin đừng đổ tại sự thay đổi giữa những thế hệ, rồi “xì tin bây giờ sống sướng quá rồi!”, mà hãy nhìn vào những việc teen đã làm được bằng chính sức lực cảu mình, đừng nghĩ rằng “teen = trẻ con”. [/justify]
[justify]Câu chuyện về một cô bạn luôn được bố mẹ bao bọc quá đà, chỉ vì không được bố mẹ chấp nhận yêu người bạn cùng lớp, đã quyết định “hiến dâng” hết và trở về nhà với bụng “vượt mặt”. Chuyện này thì khỏi cần biết ai đúng, ai sai; nhưng nếu bạn là teen, hãy sống đúng tuổi của mình để người lớn luôn tỏ thái độ tôn trọng chúng ta, để không còn mang bên mình cái mác xì tin “vô dụng và nhảm nhí”![/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Trích kenh 14 , ảnh vietyo
[/justify]