Hầu hết, những vị khách đều là sinh viên và đều đang ngồi một mình.
[justify] Không có bàn ghế dành cho 2 hay 4 người thường thấy trong những quán cà phê, hầu hết đồ đạc ở đây đều được thiết kế cho một người.[/justify]
[justify]“Làm ơn giữ im lặng để không làm người khác mất tập trung” là một trong những ghi chú được dán trên tường. Nơi này giống như một quán cà phê với tiếng nhạc nhẹ nhàng, thiết kế quán đẹp mắt và phục vụ nhiều đồ uống, song chức năng của nó thì lại giống như một thư viện.[/justify]
[justify] “Điểm đặc biệt trong thiết kế của quán là tạo ra không gian để mỗi khách hàng có thể tập trung vào công việc của mình.” – Kim Jun-yong, quản lý quán cho biết.[/justify]
[justify]Tuy nhiên, ngày nay khái niệm này dường như đã thay đổi. Ngày càng nhiều người đang làm mọi thứ một mình ở những nơi công cộng như trường đại học, nhà hàng hay rạp hát. Họ nói rằng chính mình chọn cách sống đó.[/justify]
[justify] Có rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho cách sống này. Ví như họ không muốn tham gia vào các hoạt động không cần thiết để tập trung vào học tập hơn, hay vì họ muốn dành nhiều thời gian cho những người bạn bên ngoài trường lớp.[/justify]
[justify] 66,7% người được hỏi nói rằng đó chỉ đơn giản là một lối sống khác, trong khi chỉ 33,3% cho rằng những người này thiếu thân thiện.[/justify]
[justify] Ăn một mình[/justify]
[justify]Kim Tae-hwan – một sinh viên 25 tuổi thích ăn một mình trong trường.[/justify]
[justify]“Tất nhiên, tôi có bạn bè ở trường nhưng không có nhiều thời gian rảnh rỗi. Tôi chọn cách ăn một mình, nhanh chóng và dành thời gian cho nhiều việc khác chứ không dành quá nhiều thời gian cho bữa trưa.” – anh chia sẻ. [/justify]
[justify]Nhận thấy những quan điểm đang thay đổi của nhiều sinh viên, một nhà hàng nằm trong khuôn viên ĐH Yonsei gần đây đã dựng lên những vách ngăn giữa những chiếc bàn.[/justify]
[justify]Các nhà hàng gần trường đại học cũng không bỏ lỡ xu hướng này. Nhà hàng mì Nhật Ichimen ở trung tâm Seoul khai trương cách đây 2 năm là một trong số đó.[/justify]
[justify]Đơn giản là bạn sẽ thưởng thức món mì Nhật của mình mà không được phép nói chuyện hay nhìn bất cứ ai.[/justify]
[justify]Bạn sẽ làm tất cả các bước trong sự im lặng gần như tuyệt đối để có một suất ăn cho riêng mình. Đầu tiên là chọn món ở máy bán hàng tự động, sau đó là trả tiền và nhận vé ăn. Tiếp theo là tìm ghế trống, nhấn chuông để gọi bồi bàn, chuyển vé ăn cho anh ta và cuối cùng là chờ đợi. Trong vòng chưa đầy 5 phút, món ăn của bạn sẽ được phục vụ và một lần nữa bạn chỉ thấy cánh tay lặng lẽ của người bồi bàn.[/justify]
[justify]Nhà hàng mì Nhật này khá nổi tiếng với những người thích những chốn riêng tư mặc dù nó nằm ở một địa điểm khá chật hẹp.[/justify]
[justify]“Nhà hàng của chúng tôi được truyền tai nhau giữa những người trẻ thông qua blog và trang chủ. Doanh thu bán hàng lên tới 150% trong 2 năm hoạt động. Chúng tôi dự định sẽ mở thêm những nhà hàng khác.” - An Su-kyung, nhân viên quan hệ công chúng của Ichimen cho biết.[/justify]
[justify] Chơi một mình[/justify]
[justify]Không khó để tìm thấy những người ngồi một mình trong quán cà phê, đọc sách hay gõ gõ gì đó vào laptop. Xu hướng này bắt đầu từ những quán cà phê lớn như Starbucks, Coffee Bean tới những quán cà phê nhỏ hơn. [/justify]
[justify]Nhiều quán cà phê nhỏ bé, ấm cúng mọc lên ở gần một số trường ĐH là những quán cà phê sách – nơi mà khách hàng có thể gọi một cốc nước rồi ngồi đọc sách cả ngày mà không phải áy náy. [/justify]
[justify]Ngồi thoải mái ở một góc quen thuộc của quán, Jessica Gosling – một lưu học sinh Anh ở ĐH Hàn Quốc cho biết cô tới quán này 3 lần một tuần. [/justify]
[justify]“Tôi tới Hàn Quốc vào mùa hè năm ngoái và quán cà phê này là một trong những thứ gây ấn tượng với tôi về văn hóa của đất nước này. Bạn rất thoải mái khi ở đây và bạn có thể học bài, nói chuyện, đọc và làm bất cứ điều gì bạn muốn.” – Gosling nói. [/justify]
[justify]Và việc thưởng thức một cốc cà phê không phải là cách giải trí duy nhất mà những người trẻ Hàn Quốc muốn làm một mình. [/justify]
[justify]Jo So-ri – một nhân viên văn phòng 24 tuổi thường đi xem phim mà chẳng cùng ai. [/justify]
[justify]“Tôi không phải sắp xếp thời gian của mình để phù hợp với bất cứ ai và tôi có thể chọn bất kì bộ phim nào mà tôi thích.” – Jo nói.[/justify]
[justify] Theo Interpark – một website bán vé xem phim thì số vé đơn được bán ra là khoảng 96.000 vé trong năm 2006, song đã tăng lên 141.000 vé vào năm 2007 và 214.000 vé năm 2008.[/justify]
[justify] Các nhà tổ chức hiện đang có các sự kiện và chiến dịch quảng bá nhằm thu hút những khách hàng đơn như thiết kế những chiếc ghế dành cho một người và bán vé bằng một nửa giá vé thông thường dành cho những khách hàng đi một mình.[/justify]
[justify]Sống một mình[/justify]
[justify]Khi một người đàn ông 28 tuổi sống một mình thì rắc rối lớn nhất mà Jang Jae-hyuk gặp phải là giặt quần áo và thức ăn hỏng. [/justify]
[justify]“Tôi biết giặt là quần áo. Thực ra, tất cả đàn ông Hàn Quốc đã từng tham gia quân đội đều có thể làm được điều này, song tôi không có thời gian để làm những việc đó. Và tôi cũng không muốn làm. Vì thế, tôi thường ăn ở ngoài bởi vì nếu như tôi mua thức ăn trước thì một nửa số đó sẽ bị hỏng thậm chí là trước khi tôi có cơ hội ăn chúng.” – Jang nói. [/justify]
[justify]Những người đàn ông độc thân như Jang đã rất phấn khởi khi biết rằng ngày càng có nhiều hiệu giặt là tự động đang mọc lên ở Hàn Quốc nhờ sự tăng lên của những hộ gia đình chỉ có một thành viên. [/justify]
[justify]Theo cơ quan thống kê của nước này thì 1/5 hộ gia đình là những hộ chỉ có một thành viên. [/justify]
[justify]“Bạn có thể hoàn thành mọi thứ từ giặt cho đến làm khô quần áo chỉ trong vòng một giờ. Những người trẻ sống một mình thường sử dụng dịch vụ này.” - Yu Dong-geun, giám đốc bán hàng của Coinwash 24 – một dịch vụ giặt là lớn ở Hàn Quốc cho biết. [/justify]
[justify]Với nỗi lo thức ăn bị hỏng, một số công ty thực phẩm và những cửa hàng bán lẻ đã có cách giải quyết bằng việc mở ra những siêu thị mini - ở những siêu thị này các mặt hàng được đóng gói nhỏ hơn. [/justify]
[justify]Rau được cắt ra và đóng gói với kích cỡ nhỏ hơn; xúc xích, phụ gia và nước chấm cũng được đóng gói cho phù hợp với bữa ăn của một người. Thậm chí là rượu soju cũng được đóng vào những chai nhỏ. [/justify]
[justify]Theo E-mart thì năm nay, doanh thu của các mặt hàng phù hợp với những người sống một mình đã tăng 60%. [/justify]
[justify]Nếu như cách đây một vài năm, phải có ít nhất 2 món ăn thì các cửa hàng mới chấp nhận giao hàng tận nhà nhưng hiện tại, nhiều nơi đã vui lòng giao hàng dù khách hàng chỉ gọi một món. [/justify]