Tối qua VTV1 đưa tin về công trình nghiên cứu mới của ĐH Stanford, Princeton và Berkeley trong đó các nhà khoa học nói “không còn nghi ngờ gì nữa” chúng ta đang bước vào cuộc tuyệt chủng hàng lọat lần thứ 6 trên Trái Đất và có khả năng loài người sẽ bị tuyệt chủng trước. Các giống loài đang biến mất nhanh hơn 100 lần so với giữa các lần tuyệt chủng hàng loạt trước đây, và thủ phạm lần này không phải do thiên tai mà là do loài người tự phá hủy môi trường sinh thái và đầu độc chính mình. Thảm họa có thể đến chỉ trong vòng 2-3 thế hệ nữa, khi không còn loài ong thụ phấn cho cây trồng… VTV1 cũng nói số lượng gien trong tinh trùng người đã giảm từ 300 (?) xuống còn 30 gien…
Chẳng hề viễn tưởng, các giống cây bị biến đổi gien tự tiết ra thuốc trừ sâu như giống ngô của Monsanto vừa được VN cấp phép trồng đang gây ra sự diệt chủng hàng loạt đối với loài ong trên thế giới. Đón xem bộ phim tài liệu điều tra đoạt nhiều giải thưởng quốc tế “Thế giới theo kiểu của Monsanto” lý giải bằng cách nào mà hạt giống biến đổi gien của Monsanto lại ra được thị trường và tác hại của nó lên môi trường, kinh tế và con người.
Còn sau đây là lược dịch bài trên Dailymail.com của Anh về “cuộc tuyệt chủng lần thứ 6″, đăng ngày 19/6/2015.
——————
Cuộc tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 trên Trái Đất đã chính thức bắt đầu.
Các giống loài đang biến mất với tốc độ nhanh gấp 100 lần so với bình thường.
Sơ đồ cho thấy sự tăng vọt các chủng loài đã bị biến mất trong vòng 1 thế kỷ qua. Kể từ năm 1500, hơn 320 lòai động vật có xương sống đã bị tuyệt chủng.
Số lượng cá thể các giống lòai còn lại đã giảm 25% và ở cả các lòai động vật không xương sống.
Các động vật lớn – như voi, tê giác, gấu bắc cực và vô số các lòai khác khắp nơi trên thế giới – đang giảm đi, 1 xu hướng giống như những lần tuyệt chủng trước đây.
Và sự biến mất thảm họa của các lòai động vật đó thực sự đe dọa sự tồn vong của lòai người, khi các “dịch vụ” sinh thái trọng yếu như côn trùng thụ phấn cho cây trồng và làm sạch nguồn nước cũng bị đe dọa.
Với tốc độ biến mất của các lòai này, lòai người sẽ mất rất nhiều lợi ích đa dạng sinh học chỉ trong vòng 3 thế hệ nữa.
“Chúng ta đang cưa đứt chính cành cây mà mình đang ngồi”.
Lòai người đang “thúc đẩy” sự bùng phát tòan cầu về “sự biến mất của đa dạng sinh học” – và cơ hội để bảo tồn đang nhanh chóng khép lại.
GS Ehrlich nói: “Nghiên cứu cho thấy không còn nghi ngờ gì nữa rằng chúng ta đang bước vào cuộc tuyệt chủng hàng lọat lần thứ 6″
Công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science Advances cho thấy các lòai vật hiện đang biến mất với tốc độ ít nhất là nhanh hơn 100 lần so với tốc độ thường thấy giữa các lần tuyệt chủng hàng lọat trước đây.
“Nếu điều này tiếp tục diễn ra, việc khôi phục lại sẽ phải mất hàng triệu năm và lòai người chúng ta có thể sẽ biến mất trước”.
E rằng, 75% giống lòai trên Trái Đất hôm nay có thể sẽ biến mất chỉ trong vòng 2 thế hệ nữa.
LOÀI NGƯỜI ĐÃ PHÁ HỦY TRÁI ĐẤT NHƯ THẾ NÀO?
Dân số lòai người đang tăng lên, mức tiêu thụ trên đầu người và sự chênh lệch về kinh tế đã làm thay đổi, phá huỷ môi trường sống tự nhiên.
Các tác động đó bao gồm:
* Khai quang đất để trồng trọt, phá rừng và cư ngụ
* Đưa vào các giống loài phá họai môi trường
* Phát thải khí carbon gây thay đổi khí hậu và axit hóa đại dương
* Các chất độc làm thay đổi và đầu độc các hệ sinh thái
“Chúng tôi nhấn mạnh rằng, rất có khả năng chúng tôi vẫn tính tóan quá thấp mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tuyệt chủng lần này”, các nhà nghiên cứu viết.
Giờ đây, viễn cảnh tuyệt chủng đang treo lơ lửng trên đầu 41% các giống lòai lưỡng cư và 26% các lòai động vật có vú.
5 LẦN TUYỆT CHỦNG HÀNG LỌAT TRONG LỊCH SỬ TRÁI ĐẤT
Đã có 5 lần đại đa số sinh vật trên trái đất bị biến mất trong những lần tuyệt chủng hàng lọat, thường liên quan đến các thảm họa thời tiết.
Lần 1: End-Ordovician mass extinction
Diễn ra gần 440 triệu năm trước, có lẽ đây là lần tuyệt chủng hàng lọat đứng thứ 2 về mức độ nghiêm trọng. Thời đó, mọi sự sống đều ở dưới biển và gần 85% các giống lòai đã biến mất.
Lần 2: Late Devonian mass extinction
Diễn ra khỏang 375-359 triệu năm trước, những thay đổi lớn về môi trường đã gây ra một đợt tuyệt chủng kéo dài quét sạch các lòai cá chính và các rặng san hô mới không thể hình thành suốt 100 triệu năm sau đó.
Lần 3: End-Permian mass extinction (the Great Dying)
Lần tuyệt chủng lớn nhất và ảnh hưởng ghê gớm nhất đến hệ sinh thái của Trái Đất diễn ra 252 triệu năm trước. Gần 97% các lòai còn để lại hóa thạch đã biến mất vĩnh viễn.
Lần 4: End-Triassic mass extinction
Lòai khủng long lần đầu xuất hiện trên Trái Đất vào thời kỳ Early Triassic, nhưng lúc đó các lòai lưỡng cư lớn và bò sát có vú đang chiếm ưu thế trên cạn. Cuộc tuyệt chủng hàng lọat nhanh chóng diễn ra 201 triệu năm
trước này đã thay đổi điều đó.
Lần 5: End-Cretaceous mass extinction
Một thiên thạch đã va vào trái đất 66 triệu năm trước và được cho rằng đã chấm dứt triều đại của loài khủng long.
“Để tránh được cuộc tuyệt chủng hàng lọat lần thứ 6 này sẽ cần các nỗ lực nhanh chóng và mạnh mẽ để bảo tồn các lòai động vật bị đe dọa, và dỡ bỏ các áp lực đối với việc sinh sôi của chúng, nhất là việc làm chúng bị mất nơi cư trú, sự khai thác quá mức vì lợi ích kinh tế và thay đổi khí hậu”.
Hy vọng loài người sẽ phản ứng được, như trong quá khứ chúng ta đã tạo ra những bước nhảy lượng tử khi hợp tác cùng nhau”.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us