1 - ( Bắc Ninh ) Lợn được giao cho những gia đình có nền nếp văn hoá thành tích tốt nuôi dưỡng và vỗ béo xong tắm rửa sạch sẽ, đánh phấn bôi son rồi cho lên kiệu. Được tôn lên gọi là ông Lợn đưa đi khắp làng, được mọi người vuốt ve trìu mến chụp ảnh mừng tuổi xong đem ra đình trói chân trói tay căng ra bốn góc kiểu tứ mã phanh thây. Đao phủ phải là bô lão thuộc dạng gia đình có học, được tuyển chọn kỹ lưỡng sức khoẻ dồi dào được vào cầm đao xong miễn làm sao trong vài nhát phải chém đứt đôi Ông Lợn. Chém chết ko kịp ngáp, mắt vẫn mở miệng vận kêu éc éc máu tuôn xối xả xong dân tình chen nhau lao vào lấy tiền nhúng vào máu để Cầu May
2 - ( Phú Thọ ) Tương tự như trên nhưng thay vào cụ Lợn sẽ là Ông Trâu. Ông Trâu sẽ được đem ra sân tế. Buộc vào cọc xong cho thanh niên trai tráng được chọn trong làng đứng xung quanh tay cầm búa thi nhau đập vào đầu. Đập cho đến vỡ sọ lúc cho đến lúc nào "Ông" gục xuống sẽ phải dùng lửa đốt vào chym "Ông" để thử xem ổng đã chết chưa, chưa thì cầm búa đập tiếp cho đến chết thì thôi. Thịt và lòng ông được đêm ra làm lễ vật, dân tinh lao vào chen nhau cướp để Cầu May
3 - ( Sóc Sơn ) Lễ khai hội đền Gióng - hoa tre được coi là biểu tượng may mắn sẽ được rước ra đền để làm lễ. Sau đó ai lấy được lễ vật là hoa tre sẽ gặp nhiều may mắn vì thế người ta tái hiện trận đánh của Thánh Gióng năm xưa theo kiểu biểu trưng để ai thắng cuộc sẽ mang được lễ vật về. Vì thế mà thành tập tục tranh cướp hàng năm. Và để thêm phần phong phú giờ người ta ko tranh cướp tay không nữa mà thay vào đó là vác gậy gộc nhảy vào hỗn chiến phang nhau tới tấp, thậm chí giờ chẳng còn cần chờ lễ vật được đem ra làm lễ nữa. Cứ xuất hiện là sẵn sàng nhảy vào đập nhau cướp trước để Cầu May
4 - ( Xuân Đỉnh ) Lễ hội kiệu bay - mấy cái kiệu bằng gỗ vô tri vô giác cứ đến xuân sang là lại tự nhiên biết bay. Mà cái hay là phải có cả đám thanh niên phải nhấc nó lên công kênh nó thì nó mới…bay được. Thấy bảo đám thanh niên chỉ là người "sờ nhẹ" thôi chứ kiệu bay đi đâu là do Thánh nhập nên tự bay. Cái hay nữa là đã biết bay nhưng Thánh Kiệu còn thích lái ô tô nữa, năm nào đến ngày mọc cánh là kiệu lại nhằm đít ô tô mà thẳng cánh cò bay tới. Bay theo kiểu mấy chú thanh niên kia lấy đà từ xa xong dồn hết sức bình sinh lao tới đâm vào cửa kính ô tô người ta. Đâm chưa thủng thì phải bay thêm 3-4 phát nữa khi nào thủng xe, vỡ kính thì kiệu mới dừng lại. Chủ xe chủ đồ nào bị kiệu bay phải thì phải ra nhanh quỳ xuống rút tiền ra mà ăn năn khấn vái Cầu May, lúc đấy "Thánh" mới dừng lại và bỏ qua và bay đi tìm đồ vật khác để "bay" tiếp. Đừng nghĩ đến chuyện đòi bắt đền vì cái này là Thánh bay chứ mấy người tổ chức hay mấy chú thanh niên khiêng kiệu họ có bay đâu, họ vô can, họ chỉ sờ thôi. ( Sờ sờ cái bà nội mầy chứ thử chạm vào xe của bố mày xem. Lại cho lên phòng bật nhạc, nhét cho dăm viên thuốc lak vào mồm xong ngồi đó mà bay cho cẩn thận, cho bay xịn luôn chứ ngồi đấy mà bay gió vào với sờ nhẹ. Lễ hội hay là hủ tục ? Là tâm linh hay mê tín dị đoan?