Chuyện lạ 2008-12-09 18:01:48

Hàng "lởm" TQ ồ ạt tấn công Việt Nam :-s:-s. Sợ quá :-s


“Cơn lốc” hàng Trung Quốc vào VN
Như Tuổi Trẻ từng đề cập, cuộc đổ bộ của hàng hóa Trung Quốc (TQ) trong thời gian gần đây gia tăng với tốc độ chóng mặt. Hàng TQ giờ đây không chỉ tràn ngập các tỉnh biên giới phía Bắc (giáp TQ) mà còn tràn về các địa phương ở sâu trong nội địa. Loạt bài dưới đây tiếp tục ghi nhận tình hình trên tại các cửa khẩu lớn ở Lạng Sơn và nhiều nơi trong cả nước.

“Cơn lốc” hàng Trung Quốc vào VN tăng đột biến trong vài tháng gần đây. Hàng Trung Quốc giờ đây không chỉ có tại các cửa khẩu, vùng biên giới mà còn xuất hiện ở nhiều nơi trong nội địa.

Lạng Sơn những ngày cuối năm như ngập chìm trong biển hàng hóa “made in China”. Là một trong những cửa ngõ chính của hàng TQ vào VN, nên thật dễ hiểu khi cuối năm hàng TQ tụ hội ở xứ Lạng nhiều hơn bất cứ tháng nào trong năm.

Hàng TQ nhập vào VN đa dạng chủng loại, mẫu mã bắt mắt và đặc biệt giá các mặt hàng thấp hơn rất nhiều so với hàng cùng loại của VN.



Một điểm tập kết vải Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) - Ảnh: M.Q.


Mỗi ngày nhập hơn 1.000 tấn hàng

9g sáng một ngày đầu tháng 12- 2008, trời xứ Lạng lạnh buốt, con đường từ cửa khẩu Tân Thanh về TP Lạng Sơn mờ mịt sương, nhưng từng tốp xe Minsk chở những kiện hàng quá khổ, những chiếc xe “con cóc” (ôtô khách loại nhỏ được tháo hết ghế để chở hàng) vẫn cứ chạy với tốc độ chóng mặt, bất chấp đường từ cửa khẩu về vừa dốc vừa quanh co. Đứng ở lối rẽ vào cửa khẩu Cốc Nam (huyện Văn Lãng) chừng 15 phút, chúng tôi đếm có gần 30 xe máy, hơn chục chiếc “con cóc” chở hàng từ hướng cửa khẩu Tân Thanh về TP Lạng Sơn.

Một người bán nước bên đường cho hay: “Dạo này cuối năm, các lực lượng chống buôn lậu, hải quan đi tuần liên tục nên xe cộ cũng đỡ đi đấy. Chứ bình thường có mà như ong như ve trên đường suốt từ sáng mờ đến tối mịt…”. Khoảng 10g tại cửa khẩu Tân Thanh, hai bên đường từng đoàn xe tải nối dài từ từ tiến về phía cửa khẩu để sang TQ.

Ông Nguyễn Trường Hùng, phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh, nói những ngày cuối tháng 11, đầu tháng 12, lượng xe sang TQ lấy hàng mỗi ngày đã tăng từ 250 xe lên 350-400 xe. Dự kiến những ngày gần tết, lượng xe này sẽ tăng lên con số 500 xe/ngày.

Ông Hùng cho biết cửa khẩu Tân Thanh chủ yếu chỉ xuất - nhập các mặt hàng nông sản (xuất thanh long, xoài, nhãn, vải, mít và nhập táo, lê, đào, cà rốt, khoai tây, hành tỏi, rau xanh…). Tính từ 1-1 đến hết 30-11, Hải quan cửa khẩu Tân Thanh đã làm thủ tục cho nhập gần 370.000 tấn hàng (bình quân hơn 1.000 tấn/ngày). đó là chưa kể đến lượng hàng khổng lồ mà cư dân biên giới được phép mang về mỗi ngày (theo quy định, mỗi cư dân biên giới được mua 2 triệu đồng tiền hàng mỗi ngày mà không phải chịu thuế).

“Chậm nhất 30 phút thứ gì cũng có”

Ngay tại các chợ ở quanh khu vực cửa khẩu Tân Thanh, hàng hóa sau khi vào đất Việt được bày la liệt trên giá, trên quầy và tràn cả xuống lòng hè đường. Tại chợ Đông Kinh, Kỳ Lừa cũng chẳng thua kém. Ở các chợ này, các mặt hàng từ chiếc kim nhỏ xíu, cuộn chỉ, giày dép trẻ em, quần áo, điện thoại, đồ nhựa, thuốc men đến các mặt hàng điện tử, điện máy… tất cả đều có xuất xứ từ TQ. Khách muốn mua bất kể thứ gì cũng có, song hầu hết là hàng TQ.



Giá cả các mặt hàng TQ thường thấp hơn rất nhiều so với mặt hàng cùng loại sản xuất trong nước. Chẳng hạn một chiếc quần jean nam nếu mua đúng giá không vượt quá 80.000 đồng/chiếc, áo rét loại 2-3 lớp vừa đẹp vừa ấm, đủ màu sắc từng giới, từng tuổi chỉ có giá không quá 150.000 đồng/chiếc, dù người bán “hét” giá 400.000-500.000 đồng. Thậm chí tivi LCD “hàng trung ương (TQ) sản xuất” loại 29-32 inch cũng chỉ dao động 4,5-5 triệu đồng/chiếc…

Một chủ cửa hàng điện tử ở chợ Tân Thanh khẳng định ngoài những thứ bày bán trên quầy, nếu khách thích các loại “hàng độc” như bình xịt cay, xịt ngất, súng bắn điện, dùi cui điện, pháo nổ, pháo hoa, thuốc - đồ chơi kích dục… đều đủ cả. Chỉ cần khách có yêu cầu, “chậm nhất 30 phút thứ gì cũng có” .


Sẽ còn tăng mạnh…


Phải gần hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng theo anh Dũng - một chủ kinh doanh đồ gia dụng tại chợ Đông Kinh, chính anh đã sang tận TQ để “thăm” và đặt hàng, chờ ngày chuyển về VN để phục vụ nhu cầu mua hàng của khách dịp cuối năm. “Phải 3-4 tuần nữa lượng khách mua hàng mới đông. Lúc đó bán hàng mỏi tay” - anh Dũng cười nói. Theo anh Dũng, riêng hai tháng cận tết, vốn mua hàng anh bỏ ra ít nhất phải gấp ba, gấp bốn lần số vốn mỗi tháng trước đó. Về các mặt hàng, các tiểu thương ở chợ đều khẳng định năm nay chưa thấy có gì đặc biệt về chủng loại.

Tại cửa khẩu Cốc Nam, ông Hoàng Văn Quân - phó chi cục trưởng hải quan - cho biết dịp cuối năm, hàng qua Cốc Nam tăng ít nhất 50% so với ngày bình thường. Tuy nhiên đây chỉ là hàng qua khai báo, làm thủ tục đàng hoàng. Cửa khẩu này nằm sát hang Dơi, thác ném và còn biết bao lối mòn dẫn sang TQ mà ngay sát cột mốc biên giới phía bên kia là chợ Pò Chài và các kho chứa hàng. Từ cột mốc này, hàng chỉ mất 3-4 phút người dân vác thì đã đến quốc lộ. Chính vì thế, chỉ cần lực lượng chức năng “sơ sẩy” 5 phút thì đã có một vác hàng là vải vóc, quần áo, giày dép được mang lậu qua biên giới để chất lên xe chờ sẵn bên đường chạy vù về Lạng Sơn.

Ông Phùng Quang Hội, chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Cốc Nam, cho biết: “Do chính sách mua bán trao đổi hàng hóa đối với cư dân biên giới, mỗi người có thể mua hàng (trị giá 2 triệu đồng) mà không phải chịu thuế, nên có những thời điểm tại cửa khẩu Cốc Nam và cả Tân Thanh có đến 1.500 người dân qua lại vác hàng thuê cho dân buôn”.



Vải Trung Quốc được chuyển từ Lạng Sơn về chợ Đồng Xuân (Hà Nội) - Ảnh: M.Q


Nhãn hiệu “made in China” giảm uy tín

Ngày 8-12, Reuters đưa tin uy tín của nhãn hiệu “made in China” (sản xuất tại Trung Quốc) đang suy giảm trầm trọng với những xìcăngđan liên tiếp liên quan tới sữa, kem đánh răng, đồ chơi… Người tiêu dùng trên toàn thế giới đang ngày càng thiếu thiện cảm với những sản phẩm nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Chỉ tính trong năm 2007, hàng loạt vụ hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc bị trả về và những lệnh cấm đối với hàng hóa Trung Quốc đã được ban hành tại Mỹ, Canada, Liên minh châu Âu, Úc, New Zealand và nhiều nước khác. Trong vụ sữa có melamine mà tới nay hậu quả vẫn chưa giải quyết hết, nhiều quốc gia nhập khẩu hàng Trung Quốc ra lệnh cấm tuyệt đối các sản phẩm từ sữa của Trung Quốc. Tổ chức Y tế thế giới khẳng định đó là sự kiện liên quan tới an toàn thực phẩm lớn nhất mà họ phải đối phó trong nhiều năm qua.

Nhập khẩu tăng hơn 67%

Theo báo cáo của Cục Hải quan Lạng Sơn tính đến hết tháng 11-2008, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,479 tỉ USD (tăng 59,3% so với cùng kỳ 2007). Trong đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 1,123 tỉ USD (tăng 67,1% so với cùng kỳ năm 2007).

Theo ông Vy Công Tường - phó cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn, do khủng hoảng kinh tế, dự báo thời gian tới sẽ còn rất nhiều mặt hàng chất lượng cao của TQ ồ ạt đổ bộ vào VN, bởi chi phí đưa sang VN thấp hơn rất nhiều khi đưa sang Mỹ, EU, mà các nhà sản xuất TQ thì không thể đóng cửa nhà máy. “Họ vẫn phải sản xuất, và hàng không đến được Mỹ, châu Âu thì sẽ đổ vào VN. Đó là điều dễ hiểu” - ông Tường nói.

Khuyến mãi: Cá TQ làm giả từ nhựa PE + glue + jelly



Cá được bán trong siêu thị HongThanh, TP Zhong Hai Kan, Trung Quốc.



Trông như cá tươi đông lạnh trong siêu thị. Thực ra cá giả đã được trộn lẫn với cá thật



Nhưng khi mở ra, nó đã được làm giả từ glue, jelly hoặc PE



Còn cả cặp mắt nữa này



Có cả đuôi … Tuy nhiên bên trong lại không có gì !!!



So sánh kích thước với đồng xu



Nấu lên thử nhá



Nấu cho sôi trong vài phút



Sau khi nấu chín, cá bị nát + nhão nhẹt
Mắt vẫn còn màu đen, trong khi cá thật là màu trắng



Và thịt cá thì trông như thế này PE or glue?

Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)