Nghệ thuật sống 2010-07-12 13:44:17

Kì thị, người đồng tính.


“Khi đi mua rau em cũng bị bà bán rau nói: đừng bán rau cho bọn đồng cô” (nam-nam.vn, volume 3 - tâm sự người trong cuộc). Đó là nỗi đau của những người có xu hướng tình dục đồng giới. Có thể nói, sự phân biệt và kỳ thị của cộng đồng là một "hình phạt tàn nhẫn” đối với những người đồng tính nam. Sự kỳ thị đó, vô hình trung, nó đẩy họ vào “bóng tối” của xã hội. Vì sao như thế?



[justify]Mọi sự bắt đầu từ sự “dán nhãn”.[/justify]



[justify]Howard Becker (1928) - nhà Xã hội học Mỹ - là người có công định hình lý thuyết dán nhãn. Ông khẳng định rằng sự lệch lạc chỉ có thể định nghĩa như "hành vi mà con người được gọi như thế vì sự lệch lạc có tính tương đối và phụ thuộc vào tình huống tương tác xã hội cụ thể.[/justify]



[justify]Trong tác phẩm “Người Ngoài cuộc” của Howard Becker, 1963 cho rằng “Các nhóm xã hội tạo ra sự lệch lạc xã hội bằng cách đặt ra những quy tắc nếu vi phạm chúng thì sẽ lệch lạc và bằng cách áp cho những quy tắc này cho những người nào đó và gán nhãn cho họ là người ngoài cuộc”. Theo quan niệm này, lệch lạc không phải là cái chất của dạng hoạt động của một người nào đó làm ra mà là hậu quả của việc người khác áp dụng quy tắc thưởng phạt cho người “vi phạm (1)[/justify]

[justify]Và, sự dán nhãn trong thời gian dài sẽ trở thành “cái khóa” các cá nhân vào vai trò sai lệch. Có nghĩa là, kết quả lâu dài của quá trình dán nhãn đã khóa các cá nhân vào những vai trò sai lệch và hướng họ dọc theo những tiến trình hoặc sự nghiệp lệch lạc, bằng cách đóng lại những cơ hội và buộc họ phải dựa vào các nhóm xã hội dành cho sự hỗ trợ nhưng kéo dài mãi hoạt động lệch lạc của họ; và bằng cách đó, củng cố và xác định một cương vị “người ngoài cuộc (2)”[/justify]



[justify]Người đồng tính nam, bản thân họ không xấu, nhưng chính xã hội, cộng đồng “dán” cho họ một cái nhãn “xấu”, mà cái nhãn ấy luôn gắn với những hành vi tình dục của họ, bởi mọi người cho rằng, những đồng tính nam là biến thái, lập dị; là nguy cơ lây HIV/AIDS cho cộng đồng… Từ đó, họ xử sự như một người không bình thường; họ luôn lo sợ mọi người “lên án” và rồi, họ phải sống lùi vào “bóng tối”, sống khép mình trong “cái bọc” của một người bình thường. Nhưng, đâu ai nghĩ rằng, họ cũng là một thực thể xã hội, có học vấn, trình độ và có khả năng cống hiến nhiều cho xã hội.[/justify]



[justify]Ở lý thuyết này, chúng ta thấy rằng khả năng của nhóm xã hội (Cộng đồng, gia đình…) là nhóm có quyền lực đã “dán nhãn” “lệch lạc” cho những người ở các nhóm yếu thế hơn - người đồng tính nam - vì họ không có khả năng chống đối lại những phản kháng của nhóm xã hội có quyền lực. Ngoài ra, không chỉ xã hội, cộng đồng “dán nhãn” mà chính bản thân họ cũng “tự” dán nhãn cho mình. Do đó, trong cuộc sống, người đồng tính nam không chỉ bị sự kỳ thị của cộng đồng mà còn có sự kỳ thị chính bản thân họ.[/justify]



Sự phân biệt đối xử và kỳ thị của cộng đồng đối với đồng tính nam không phải là do nhận thức của cộng đồng, xã hội mà nguyên nhân sâu xa là mọi người “gán” cho họ một “cái nhãn xấu” và “cái nhãn” ấy gắn với họ cả cuộc đời.



Hậu quả của sự kỳ thị và phân biệt đối xử



Theo kết quả của một nghiên cứu tại 6 tỉnh thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Đà nẵng, Khánh Hòa, TP HCM và Cần Thơ, 68% người được hỏi cho rằng quan hệ đồng giới nam là trái tự nhiên, 36% cho là tệ nạn xã hội cần xóa bỏ (3). Qua đây, cho thấy xã hội còn kỳ thị rất nặng nề với người đồng tính. Chính sự kỳ thị đó đã đẩy những người đồng tính nam ra bên lề xã hội. Nó đã để lại những hậu quả nặng nề.



Xét khía cạnh xã hội, do bị đẩy ra bên lề xã hội, mọi hành vi của đồng tính nam rất khó kiểm soát, đặc biệt là hành vi quan hệ tính dục không an toàn; chính vì thế, nguy cơ các bệnh lây qua đường tình dục rất cao.



[justify]Xét khía cạnh Quyền, trong tuyên ngôn về Nhân quyền của Pháp ghi rõ “tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”. Mọi người đều có quyền bình đẳng, không biệt và kỳ thị dù bất kể người đó như thế nào. Thế nhưng, thực tế, một số quyền của họ bị vi phạm nghiêm trọng như Quyền không phân biệt kỳ thị, quyền được có việc làm “Họ nói với tôi rằng tôi không phải đàn ông cũng chẳng phải đàn bà; nếu tôi cắt tóc giống đàn ông; họ sẽ chấp nhận, nhưng nếu tôi thế này thì họ sẽ không nhận tôi (4)” - tâm sự người trong cuộc chia sẻ; dễ bị bạo hành “ ba tôi rất khó tính. Ổng là người bảo thủ. Ổng uýnh tôi và đốt hết quần áo con gái của tôi…Sau đó ổng thôi uýnh tôi, nhưng tôi vẫn hãi ổng (5)”;"Bọn họ thật tàn nhẫn;"Họ đem tôi ra để làm trò đùa"… quyền được tự do ngôn luận và quyền tình dục… Do đó, người đống tính nam dễ bị tổn thương về tinh thần lẫn thể xác, họ là những con người rất đáng thương
[/justify]



[justify]Thanh niên đồng tính luyến ái rất dễ trở thành nạn nhân của bạo lực. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 30% - 70% đồng tính nam từng bị xúc phạm hoặc bị hành hung khi ở trường học. Họ cũng bị nhục mạ, tấn công và bị ghê sợ như một thứ kinh tởm bởi những người khác hay đáng sợ hơn là họ không được chấp nhận và bị từ bỏ bởi gia đình, bạn bè. 3blingeye3[/justify]



[justify]Có lẽ quan niệm của các bạn đồng tính là "pê đê","ômôi" với cách đi đứng ẹo ọ và son phấn, có khi cũng muốn "âu yếm"… Nhưng thật ra không phải vậy, có người sinh ra đã bị đồng tính, người đồng tính cũng có người rất nam tính, nữ tính bạn khó mà phân biệt được, nói chung họ cũng giống như những người bình thường khác thôi.
[/justify]



[justify]Khi một người đồng tính nam bị bạn xua đuổi ("Biến đi cho đẹp trời","Chạy!"….) Và họ quay sang nói với bạn" Làm vậy cũng bị quả báo cho coi", có lẽ bạn sẽ chữi ngay, nhưng bạn biết không …chính bạn mới chính là một con người ghê tởm trông mắt họ, bạn sẽ không bao giờ hiểu được tất cả những gì họ đã phải chịu đựng, đông tính không phải là bệnh, không phải là giới tính thứ 3, việc họ yêu ai là quyền của họ, vì con người sinh ra có quyền được yêu, được quan tâm, chăm sóc, được nhìn thấy nụ cười cảm thông và chia sẻ của bạn bè, người đồng tính là những con người rất đặc biệt và bạn không nhận ra điều đó, nếu như khi chơi Au mà bạn gặp 1 chàng gay đừng có bỏ chạy và hãy thử làm bạn với họ xem có sao đâu! Hay có 1 người bạn thân nói mình là GAY ,bạn đừng sợ hãi, chẳng có gì cả, hãy nở một nụ cười và nói " Không sao đâu, mình thấy cũng bình thường thôi à! ^^"[/justify]

Uh. Có khi nào bạn nghĩ rằng bạn may mắn hơn họ vì bạn sinh ra là một người bình thường, rất bình thường. Không ai có thể tự quyết định được mình sinh ra với hình dạng, tính cách như thế nào. Tạo hóa, tính cách thì có thể thay đổi, hình dáng cũng có thể với sự tiến bộ của giải phẫu thẩm mĩ nhưng sinh lí, sở thích thì hơi khó, đó như là cái bản chất.
Dù không giống số đông trên thế giới như chúng ta nhưng họ cũng là con người, cũng gần như chúng ta vậy thôi, chỉ có tâm lí là hơi khác. nói chung nếu họ sống và có lí tưởng tốt đẹp thì chẳng có gì đáng phải chê trách cả. Đúng không?!



[justify]Uí! Mình quên nguồn rồi xin lỗi các bạn nha! Đọc bài này xong xin bạn đừng cười nhé, làm vậy cũng có tội đấy!
[/justify]



[justify] 3bathing3[/justify]















[justify]
[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)