Máy bay Boeing 777-200 của hãng Malaysia Arilines, chở 239 người, đã biến mất khỏi màn hình radar và không đưa ra tín hiệu cầu cứu nào vào ngày 8.3.2014, sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Kuala Lumpur để đến thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
BBC có bài viết lý giải vì sao một máy bay chở hành khách lớn như Boeing 777-2000 (số hiệu MH370) có thể biến mất mà không để lại bất kỳ dấu vết nào.
Bộ tiếp sóng nằm trong buồng lái và hộp đen ở phần đuôi máy bay - Đồ họa: Thiên Ý |
Đài kiểm soát không lưu kết hợp tín hiệu từ radar và tín hiệu từ bộ tiếp sóng (nhận/phát tín hiệu) trong buồng lái của máy bay để có một bức ảnh chi tiết về các máy bay lưu thông trên bầu trời.
Tất cả máy bay thương mại đều được trang bị bộ tiếp sóng trong buồng lái, tự động truyền tín hiệu điện tử về độ cao và mã số máy bay (4 chữ số) xuống mặt đất khi nhận được tín hiệu radio.
Nhưng các trạm radar dưới mặt đất vẫn có thể xác định được tốc độ và hướng bay của một chiếc máy bay bằng cách kiểm tra quá trình truyền tiếp tín hiệu.
Vùng bao quát của radar dưới mặt đất có thể bao quát một vùng khoảng 240 km tính từ bờ biển và khi bay qua biển, phi hành đoàn giữ liên lạc với bộ phận kiểm soát trên mặt đất và các máy bay khác thông qua radio tần số cao.
Bộ tiếp sóng có thể được tắt bằng tay khi máy bay đang ở trên không. Tuy nhiên, trong trường hợp của chiếc máy bay MH370, nguyên nhân mất tín hiệu do hành động cố ý của con người hay ảnh hưởng của một hiện tượng thời tiết khắc nghiệt vẫn đang còn là một ẩn số.
"Được rồi, đã rõ" là tín hiệu radio cuối cùng mà bộ phận kiểm soát không lưu nhận được cho thấy mọi việc diễn ra bình thường cho đến trước khi chiếc máy bay hoàn toàn biến mất.
Điều này cho thấy mọi thứ vẫn ổn trên máy bay vài phút trước khi nó biến mất.
Radar sơ cấp và thứ cấp - Đồ họa: Thiên Ý |
Điều gì sẽ xảy ra nếu bộ tiếp sóng hỏng hoặc bị tắt?
Nếu bộ tiếp sóng ngưng gửi tín hiệu, máy bay vẫn có thể được theo dõi bằng cách sử dụng một phương pháp tương tự như dò radar được phát triển từ những năm 1930.
Hệ thống radar sơ cấp theo dõi và rà soát mọi thứ trên bầu trời phản hồi lại tín hiệu radio mà radar phát đi.
Do đó, hệ thống radar sơ cấp chỉ có thể chỉ ra vị trí tương đối (ước lượng) của một chiếc máy bay chứ không thể nhận diện được nó.
Còn radar thứ cấp mới có khả năng theo dõi vị trí máy bay và nhận diện máy bay. Radar sơ cấp được xem như hệ thống dự phòng cho radar thứ cấp.
Theo các quan chức của Malaysia, việc theo dõi dấu vết máy bay bằng radar sơ cấp có thể cung cấp thông tin về hành trình của chiếc máy bay mất tích. Tuy nhiên, những dữ liệu này cần được các chuyên gia phân tích một cách chi tiết.
Theo BBC, các quan chức Malaysia cho rằng dữ liệu từ radar sơ cấp có thể giúp tìm ra thông tin về máy bay mất tích, nhưng cần có nhiều chuyên gia tiến hành phân tích dữ liệu này.
Radar sơ cấp và thứ cấp - Đồ họa: Thiên Ý |
GPS (định vị toàn cầu) của máy bay
BBC dẫn các chuyên gia hàng không khẳng định máy bay nào cũng được trang bị hệ thống định vị toàn cầu GPS.
Tuy nhiên, mặc dù công nghệ này là thứ thiết yếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhưng phần lớn các trạm kiểm soát không lưu trên thế giới gần như vẫn dựa vào radar.
GPS giúp phi công xác định được vị trí của họ, nhưng dữ liệu do công nghệ này cung cấp lại không được chia sẻ với các trạm kiểm soát không lưu.
Một số mẫu máy bay hiện đại hiện có khả năng truyền dữ liệu GPS lên vệ tinh kiểm soát các chuyến bay.
Nhưng việc xử lý một số lượng lớn dữ liệu chuyến bay rất tốn kém và những hệ thống như thế này thường chỉ được dùng tại những khu vực hẻo lánh, không có radar hoạt động.
Chuyến bay MH370 mất tích bí ẩn nhiều khả năng sẽ khơi lại sự chú ý vào việc có nên cải thiện việc kiểm soát máy bay trên không hay không, BBC dẫn lời các chuyên gia hàng không nhận định.
Chuyên gia hàng không người Anh Chris Yates cho biết hệ thống Giám sát phụ thuộc tự động và phát sóng (ADS-B), công nghệ giám sát và quản lý không lưu, đang dùng dữ liệu GPS để giám sát máy bay.
Máy bay dùng ADS-B để xác định vị trí thông qua vệ tinh, sau đó truyền vị trí này cho các máy bay khác và cho trạm kiểm soát không lưu.
Được biết, chính phủ Mỹ dự kiến sẽ yêu cầu toàn bộ máy bay phải được trang bị một số loại ADS-B trước ngày 1.1.2020 và hệ thống này được dự đoán sẽ thay thế hệ thống dò tìm máy bay bằng radar trong thập niên tiếp theo, BBC cho hay.
Chiếc máy bay Boeing 777 thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines đã biến mất khỏi các trang web kiểm soát chuyến bay. Và đã không có dữ liệu GPS nào được phát đi từ chiếc máy bay này.
Hệ thống ACARS
Tin báo ACARS được gửi qua sóng radio VHF hay vệ tinh tại một số thời điểm trong chuyến bay, chẳng hạn như lúc cất cánh, trong quá trình tăng độ cao, một số thời điểm trong lúc đang bay và lúc hạ cánh, đồng thời có thể cung cấp tình trạng của mọi thứ trên máy bay, từ động cơ đến toilet.
Các tin nhắn này giúp nhân viên kỹ thuật dưới mặt đất tiến hành các bước cần thiết nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị cho máy bay sau khi hạ cánh. Chúng cũng có thể giúp các nhà điều tra biết được máy bay đã gặp sự cố gì.
Trong vụ máy bay Air France gặp nạn ở Đại Tây Dương, ACARS đã báo lỗi đo tốc độ bay khiến phi công mất phương hướng.
Còn trong vụ máy bay Malaysia mất tích, hãng hàng không Malaysia Airlines và nhà chức trách nước này khẳng định không nhận được tin báo ACARS từ chiếc máy bay này.
“Hộp đen”
Các chuyên gia hàng không khẳng định bí ẩn về chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines chỉ có thể được lý giải khi thu hồi được “hộp đen” trên máy bay.
Tuy nhiên, khi một chiếc máy bay đâm xuống biển, chuyện thu hồi hộp đen trên máy bay không hề dễ dàng, theo BBC.
Đã phải mất đến 2 năm để tìm thấy hộp đen của chiếc Airbus thuộc hãng hàng không Air France gặp nạn ở Đại Tây Dương.
Nếu bị chìm dưới biển, “hộp đen” sẽ tự phát ra sóng siêu âm, nhưng loại sóng này có tầm phát đi hạn chế và đội ngũ tìm kiếm sẽ không thể tìm ra hộp đen trừ phi tiếp cận gần nơi xảy ra vụ rơi máy bay. Và “hộp đen” hiện nay chưa được trang bị bộ định vị GPS