Khoa học - Lịch sử 2015-06-10 02:15:27

[MacproDS] Bất ngờ trước khả năng leo núi của loài dê


Khả năng leo núi của loài dê

Là một trong những loài động vật đầu tiên được thuần chủng và gắn bó rất sớm với loài người, dê là biểu tượng phổ biến ở cả nền văn hóa phương Đông(tuổi Mùi - 12 con Giáp) và phương Tây (Ma Kết - 12 cung Hoàng đạo).

Loài động vật này còn nổi tiếng vì khá nhiều biệt tài như thông minh, nhanh nhẹn, có khả năng thức trắng đêm liên tục mà không cần nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, một trong những điểm mạnh ít được biết tới của dê chính là khả năng leo trèo vô địch, tốt hơn nhiều lần so với các loài động vật họ mèo như hổ, báo và mèo.


Đối với các loài dê hoang dã, chúng có sở thích kì quặc là leo trèo trên những vách đá hẹp chênh vênh và dốc đứng. Đặc biệt, dê núi (loại dê chỉ sinh sống ở Bắc Mỹ) còn có khả năng leo núi đá cao gần 457m chỉ trong vòng 20 phút.


Sở dĩ chúng có biệt tài như vậy là bởi dê sở hữu cấu tạo cơ thể đặc biệt bẩm sinh, giúp loài động vật này trở thành bậc thầy về leo trèo.


Đầu tiên phải kể tới phần móng guốc chẵn, chẻ đôi thành 2 phần với các cạnh chắc chắn và cứng cáp. Ở giữa bộ móng guốc có khoảng trống đủ rộng và phần đệm thịt êm ái.

Guốc đôi giúp loài vật này có khả năng giữ thăng bằng tốt, đặc biệt ở địa hình hiểm trở và phần đệm thịt đóng vai trò giống lớp đế cao su tăng độ ma sát, bám chắc vào những diện tích tiếp xúc dù nhỏ nhất.


Tương tự như lạc đà, dê thuộc bộ Artiodactyla có đặc điểm cấu tạo xương mắt cá chân rất linh hoạt, hỗ trợ di chuyển nhanh và giữ thăng bằng tốt ở địa hình hiểm trở.


Một đặc điểm khác giúp dê có thể leo trèo thuận lợi chính là cơ thể rắn chắcvà rất “cơ bắp”. Phần thân trước của dê rất chắc khỏe, đặc biệt là cơ vai, giúp chúng có thể kéo toàn bộ cơ thể lên phía trước khi leo trèo ở độ cao lớn.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa thân sau của dê yếu ớt. Ngược lại, phần chi sau tuy không chắc khỏe bằng nhưng vẫn đủ mạnh mẽ để giúp chúng có những bước nhảy chính xác và nhanh gọn ở độ cao gần 4m.


Với cấu tạo cơ thể có thân trước mạnh mẽ hơn thân sau, địa hình bằng phẳng không phải là môi trường lí tưởng để chúng phát huy thế mạnh về tốc độ. Ngược lại, địa hình dốc, thậm chí thẳng đứng sẽ phù hợp với khả năng kéo - đẩy rất tốt của dê.


Bên cạnh đó, các chuyên gia còn phát hiện ra rằng, loài dê thích lựa chọn vách núi chênh vênh để di chuyển là bởi chúng muốn tránh khỏi sự đe dọa của những con thú săn mồi vẫn hay rình rập ở địa hình thông thường.

Ngoài ra, những cơn gió mạnh thổi qua vách đá trên núi thường làm bay lớp tuyết che phủ trên bề mặt và để lộ ra lớp cây cỏ chứa nhiều loại muối khoángmà dê ưa thích.



Được thuần hóa từ khoảng năm 7000 – 10.000 TCN, dê là một trong những loài động vật xuất hiện sớm nhất trong cuộc sống của con người.

Tuy nhiên, không vì vậy mà những chú dê ngày nay mất đi tập tính cũ của mình. Dê có đặc điểm là rất thông minh và dễ buồn chán nên bản năng leo trèo và hoạt động liên tục có cơ hội trỗi dậy. Vì vậy, đừng ngạc nhiên nếu bạn bắt gặp một chú dê đứng cheo leo như "dính" trên tường như thế này
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)