Kể từ khi những tựa game online đầu tiên ra mắt làng game Việt Nam, chúng ta đã đếm được không ít những MMO “đến và đi”. Đôi lúc đó là những game online ‘rác’, bị người chơi tẩy chay, từ đó nhà phát hành dần buộc phải bỏ rơi đứa con tinh thần của mình để tìm đến những sản phẩm mới với kỳ vọng thu hút người chơi hơn.
Nhưng đôi khi, một game online xấu số phải dừng cuộc chơi tại Việt Nam rất có thể do… không hợp thời, với lối chơi khó nắm bắt (đối với game thủ Việt) mặc dù trên thế giới, nó là một bom tấn đúng nghĩa đen.
Một game đột ngột thông báo đóng cửa, khiến không ít game thủ ngỡ ngàng và tiếc nuối cho… nhân vật trong game của họ. Dĩ nhiên, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, thì mỗi game online trước khi đóng cửa tại nước ta đều có những dấu hiệu rất dễ nhận ra.
Rất lâu không thấy update phiên bản mới
Đây là dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ nhà phát hành đã bắt đầu có dấu hiệu lơ là tựa game mình đang phát hành. Những phiên bản mới được tung ra với mục đích sửa chữa những lỗi game gây khó chịu, cũng như đem đến những nội dung mới lạ cho cộng đồng hâm mộ tựa game.
Thế nhưng nếu game chẳng còn ai chơi, hoặc nhà phát hành bỏ rơi tựa game, thì cõ lẽ việc update phiên bản mới trước khi game chia tay người chơi nhìn chung là không mang lại nhiều hiệu quả. Chưa kể đến chuyện, tung ra bản update sẽ tiêu tốn tương đối nhiều nhân lực và vật lực của nhà phát hành.
Event trong game lèo tèo, hoặc rất nhiều
Đương nhiên, một game online với cộng đồng đông đảo, nhiều người biết đến sẽ sở hữu không ít những sự kiện từ lớn đến nhỏ, từ online đến offline: Event đua top, trang bị vật phẩm, giải đấu game, offline gặp gỡ game thủ, v.v…
Quay trở lại một tựa game sắp tạm biệt cộng đồng, những event trong game thường chỉ mang mục đích “hốt cú chót” và thường chỉ mang giá trị tài chính cho nhà phát hành, chứ không hề có bất kỳ giá trị nào dành cho cộng đồng hay thu hút kêu gọi người chơi mới giúp game xôm tụ hơn.
Vì thế một game sắp đóng cửa hoặc sẽ bị bỏ phí mảng event, thứ thu hút game thủ, hoặc những sự kiện sẽ được tung ra với tần suất thường xuyên, với những điều khoản cực kỳ ưu đãi, ‘hời’ và vô cùng béo bở cho mỗi game thủ.
Không còn ai hỗ trợ trên diễn đàn
Đây có thể coi là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất để người chơi đi đến kết luận rằng tựa game họ đang gắn bó chuẩn bị đóng cửa. Những thành viên hỗ trợ game thủ trên các diễn đàn của tựa game online luôn có một nhiệm vụ duy nhất: Giúp đỡ những người chơi mỗi khi họ gặp khó khăn trong game, hoặc giải đáp các thắc mắc của game thủ, hoặc ghi nhận những lỗi trong game để nhà phát hành tìm cách khắc phục.
Đến khi game chuẩn bị đóng cửa, những người hỗ trợ trên diễn đàn trong game hoặc đã chấm dứt hợp đồng làm việc với nhà phát hành, hoặc họ đã quá chán nản với công việc của mình, nhất là khi họ biết ngày tạm biệt của tựa game đã không còn xa.
Người chơi thưa thớt dần
Đối với thị trường Việt Nam, một thị trường với những game free to play chiếm chủ đạo, thì số lượng người chơi là điều quan trọng bậc nhất đánh giá doanh thu đổ về các nhà phát hành thông qua gian hàng ảo trong game. Game một khi đã vắng, mà lại còn thưa thớt dần, thì có thể khẳng định gần như chắc chắn việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc game còn có thể tồn tại được hay không.
Thêm vào đó, người chơi game online Việt Nam rất có thói quen chọn lựa game thông qua cộng đồng. Game vắng, game thủ sẽ chẳng ngần ngại gì bỏ game để sang một cộng đồng mới. Một khi game đã chẳng còn ai chơi, thì việc đóng cửa sẽ chỉ là hành động sớm muộn của nhà phát hành game.
Người chơi thưa thớt dần
Đối với thị trường Việt Nam, một thị trường với những game free to play chiếm chủ đạo, thì số lượng người chơi là điều quan trọng bậc nhất đánh giá doanh thu đổ về các nhà phát hành thông qua gian hàng ảo trong game. Game một khi đã vắng, mà lại còn thưa thớt dần, thì có thể khẳng định gần như chắc chắn việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc game còn có thể tồn tại được hay không.
Thêm vào đó, người chơi game online Việt Nam rất có thói quen chọn lựa game thông qua cộng đồng. Game vắng, game thủ sẽ chẳng ngần ngại gì bỏ game để sang một cộng đồng mới. Một khi game đã chẳng còn ai chơi, thì việc đóng cửa sẽ chỉ là hành động sớm muộn của nhà phát hành game.