Teen 24h 2008-08-15 08:39:41

Rà soát lại chất lượng giáo dục của Hà Nội mở rộng


- Xây dựng cơ chế chính sách và ưu tiên cho các vùng khó khăn. Rà soát lại chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên nhằm từng bước nâng cao sự đồng đều và đảm bảo sự công bằng trong giáo dục. Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ đã có cuộc trao đổi với báo chí nhân Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm học 2008-2009 ngày 14/8.
Địa giới của Hà Nội đã được mở rộng gấp 3 lần trước, nhiệm vụ của giáo dục sẽ thêm nhiều gánh nặng, xin ông cho biết, trong năm học tới Sở GD-ĐT sẽ có kế hoạch giáo dục cụ thể ra sao?
Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội. Ảnh: Bảo Anh - Chúng tôi xác định, Hà Nội sau hợp nhất có những thuận lợi và những khó khăn. Do đó, chúng tôi đã đưa ra những giải pháp quan trọng. Mục tiêu hàng đầu là xây dựng "Kỷ cương nghiêm, chất lượng thực, hiệu quả cao". Kỷ cương trong điều hành, trong các hoạt động dạy của thày và trò cũng như các hoạt động quản lý chuyên môn, nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất và các điều kiện khác.
Quan tâm đến chất lượng đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục cũng là một việc làm trọng tâm, chúng tôi cho rằng đây vừa là động lực, vừa là mục tiêu để nâng cao chất lượng giáo dục.
Tiếp nữa là đổi mới về cơ chế tài chính theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Cơ chế chính sách hiện nay định mức chi cho trên đầu một HS của mỗi một vùng miền có khác nhau. Việc này chúng tôi sẽ sớm làm lại và tham mưu văn bản với thành phố.
Trong cơ chế quản lý chúng tôi cũng xây dựng một phương châm: việc phân công phải rõ người kín việc, trong sự phối hợp thì nhịp nhàng chặt chẽ và trong sự điều hành thì phải quyết liệt và dứt điểm từng công việc một, cố gắng làm thật tốt.
Hà Nội mở rộng sẽ có những trường ở vùng sâu, vùng xa của Hà Tây, Hòa Bình, vậy Sở GD-ĐT sẽ làm gì để giảm được độ chênh lệch về trình độ cả về giáo viên và HS giữa các vùng?
- Việc nâng cao đồng đều hệ thống các trường trong toàn thành phố là một mục tiêu mà ở 2 đơn vị (Hà Nội, Hà Tây) trước đây đều đã làm. Sở dĩ tôi nói vậy, vì mỗi một vùng đều có vùng thuận lợi, vùng khó khăn. Ví dụ Hà Nội trước đây có những vùng như nội thành hoặc vùng khó khăn như Sóc Sơn.
Quy mô mạng lưới trường học của Hà Nội mở rộng:
- Có 2.302 trường (trong đó, công lập (CL) 1.705 trường, ngoài công lập (NCL) 597 trường) với 1.332.964 HS và hơn 72.000 giáo viên các cấp, ngành học. Cụ thể:
+ Giáo dục mầm non: 761 trường (300 CL - 461 NCL) - 269.212 HS.
+ Giáo dục tiểu học: 675 trường (625 CL - 23 NCL) - 407.937 HS.
+ Giáo dục trung học: 586 trường THCS (581 CL - 5 NCL) - 355.293 HS; 184 trường THPT (104 CL - 80 NCL) - 232.693 HS; 15 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp.
+ Giáo dục thường xuyên: 43 trung tâm với 29.172 HS.
+ Giáo dục chuyên nghiệp: có 38 trường TCCN với 38.657 HS và 01 trường CĐSP, 01 trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục.
Nhưng quan trọng nhất là trong năm nay chúng tôi rà soát lại hết tất cả các văn bản, cơ chế chính sách đang thực hiện của 2 địa phương. Sau đó thống nhất và tham mưu để UBND thành phố ban hành văn bản xây dựng cơ chế chính sách. Theo đó, cơ chế mới sẽ có sự ưu tiên cho các vùng khó khăn để từng bước nâng cao sự đồng đều và đảm bảo sự công bằng trong giáo dục.
Đối với vấn đề đội ngũ, hiện nay thành phố đã ban hành kế hoạch và đã rà soát lại toàn bộ đội ngũ giáo viên Hà Nội và sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở tỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh và 4 xã của Lương Sơn (Hòa Bình).
Trên cơ sở đánh giá được đội ngũ như vậy, chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch để bồi dưỡng, nâng cao được chất lượng cho đội ngũ cán bộ quản lý với quan điểm không chỉ chuẩn về đào tạo mà còn chuẩn về nghề nghiệp được xã hội tôn vinh.
Thưa ông, trong các trường ở vùng sâu, vùng xa trước đây của Hà Tây, CSVC chưa tốt và chưa đồng đều so với các trường ở trung tâm của Hà Nội, vậy Sở GD-ĐT có biện pháp gì để có thể hỗ trợ cải thiện tình hình CSVC của các trường này?
- Trước mắt, về vấn đề các trường khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, tôi hiểu đó là các trường ở mầm non, tiểu học, THCS theo phân cấp là cho quận, huyện, ngân sách địa phương của các quận, huyện. Việc này sẽ có cơ chế của thành phố trong việc phân bổ ngân sách về các địa phương trên tinh thần ưu tiên các vùng khó để giúp cho các trường khó khăn đó.
Vấn đề những trường THPT thuộc thành phố, chúng tôi sẽ chủ động rà soát, lập các kế hoạch, dự án để ưu tiên cho các trường ở vùng sâu, vùng xa.
Còn các trường đã phân cấp cho quận, huyện thì các quận, huyện sẽ phải chủ động xây dựng kế hoạch trên cơ sở chúng tôi sẽ tham mưu với thành phố để có chỉ đạo cụ thể.
Xin cảm ơn ông!
    [*]Bảo Anh (ghi)
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)